88Point88Point

【kết quả trận elche】DN còn ít quan tâm đến phòng vệ thương mại

dn con it quan tam den phong ve thuong mai

Giày mũ da của Việt Nam đã từng bị áp thuế chống bán phá giá tại thị trường EU. Ảnh: Nguyễn Huế

Các chuyên gia đã cho biết như trên tại hội thảo Kinh nghiệm ứng phó và sử dụng hiệu quả biện pháp PVTM và cơ chế giải quyết tranh chấp tại WTO do Cục Quản lí cạnh tranh (Bộ Công Thương) tổ chức tại TP.HCM ngày 13-11.

Điều tra PVTM ngày càng tăng

Theònítquantâmđếnphòngvệthươngmạkết quả trận elcheo Cục Quản lí cạnh tranh, từ năm 1994 đến nay đã có 80 vụ điều tra PVTM đối với hàng hóa XK của Việt Nam trong đó chiếm đa số là điều tra về chống bán phá giá (47 vụ), đứng thứ 2 là điều tra tự vệ (7 vụ), quốc gia đứng đầu điều tra về PVTM đối với hàng hóa XK của Việt Nam là Mỹ (20%), tiếp theo là EU (15%), đứng thứ 3 là Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kì (11%).

Không chỉ gia tăng về số lượng, các vụ kiện PVTM hiện nay có xu hướng kiện chùm (kiện đồng thời nhiều nước), kiện kép (kiện đồng thời chống bán phá giá và trợ cấp). Các vụ kiện nhằm vào Top hàng XK chủ lực, thị trường XK chủ lực, các mặt hàng sử dụng nhiều lao động với phạm vi sản phẩm ngày càng rộng và đa dạng…

Các vụ kiện PVTM không chỉ gây thiệt hại về tài chính cho các doanh nghiệp (DN) do năng lực cạnh tranh giảm, kim ngạch XK giảm, nguy cơ mất thị trường, chi phí theo đuổi vụ kiện lớn…, mà còn gây thiệt hại về thời gian và xã hội gây ra tình trạng mất việc làm, cắt giảm lương, cản trở sự phát triển của ngành công nghiệp, giảm nguồn thu ngoại tệ.

Để hạn chế bị kiện PVTM, theo bà Nguyễn Chi Mai (Phòng Xử lí các vụ kiện PVTM của nước ngoài, Cục Quản lí cạnh tranh), các DN cần đa dạng hóa thị trường XK, tránh tập trung tại một thị trường. Bên cạnh đó, cần nâng cao giá trị gia tăng cho hàng hóa XK vì các vụ kiện PVTM chủ yếu tập trung vào kiện chống bán phá giá đối với các mặt hàng tập trung số lượng nhiều, giá rẻ. Đặc biệt, các DN cần chủ động tham gia các vụ kiện vì đây là cách tốt nhất để các DN tự bảo vệ quyền lợi của mình.

Chưa quan tâm đến PVTM

Trong khi các nước NK ngày càng gia tăng các biện pháp PVTM đối với hàng hóa XK của Việt Nam thì các DN Việt lại chưa quan tâm đến việc bảo vệ nền sản xuất trong nước. Theo Cục Quản lí cạnh tranh, mặc dù pháp lệnh chống bán phá giá, chống trợ cấp đã được ban hành 10 năm nay nhưng cho đến nay Cục Quản lí cạnh tranh mới chỉ tiếp nhận điều tra tiền tố tụng 11 vụ kiện PVTM của các DN trong nước, trong đó mới chỉ khởi xướng điều tra được 3 vụ và áp thuế được hai vụ.

Theo phân tích của ông Nguyễn Hữu Trường Hưng (Phòng điều tra vụ việc phòng vệ thương mại trong nước, Cục Quản lí cạnh tranh), có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng các DN Việt Nam chưa quan tâm đến các biện pháp PVTM như chưa nhận thức được vai trò của việc PVTM, không biết cách sử dụng và khó thực hiện…

Tuy nhiên, từ thực tế vụ kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội NK từ 4 thị trường là Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Đài Loan trong năm 2014, ông Hưng cho rằng, trên thực tế các DN Việt Nam hoàn toàn có thể kiện PVTM đối với các nhà NK nước ngoài ngay cả đối với biện pháp phức tạp thường chỉ được áp dụng tại các nước phát triển là chống bán phá giá.

Tuy nhiên, theo ông Hưng, tuy hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá khá phức tạp và tốn thời gian nhưng đây là biện pháp PVTM được khuyến khích sử dụng để chống lại các hành vi không công bằng. Và để sử dụng được biện pháp này các DN cần nâng cao hiểu biết về pháp luật PVTM, nắm bắt được thông tin về giá bán, chi phí sản xuất liên quan, thông tin các nhà sản xuất trongnước, thông tin về các nhà sản xuất, XK nước ngoài và cần tham vấn với cơ quan điều tra để được hỗ trợ.

赞(7267)
未经允许不得转载:>88Point » 【kết quả trận elche】DN còn ít quan tâm đến phòng vệ thương mại