发布时间:2025-01-25 16:36:43 来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá
Chiều 26/7,ểchếvùngcủaĐồngbằngsôngHồngthuộcloạiyếunhấket qua bong da cup c3 Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị khóa IX về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 và Tỉnh ủy Nam Định tổ chức Hội thảo Phát triển kết cấu hạ tầng và kinh tế biển đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Địa phương rất muốn làm nhưng thể chế không cho phép
Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Phạm Gia Túc nhấn mạnh, vùng ĐBSH là địa bàn đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước. Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 54 và Kết luận số 13 thể hiện sự quan tâm đặc biệt và là chủ trương có ý nghĩa chiến lược nhằm huy động cao nhất các nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế để vùng ĐBSH phát triển mạnh mẽ, đi đầu cả nước và là cầu nối để hội nhập, hợp tác kinh tế có hiệu quả với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Đến nay, sự phát triển của 11 tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSH đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển của cả nước; quy mô kinh tế của vùng đứng thứ 2 trong 6 vùng của cả nước.
“Đây là vùng phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao; nhiều địa phương đã xây dựng được hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại; khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế biển và đã nỗ lực vươn lên trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước”, Bí thư Nam Định nói.
Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Duy Hưng cho rằng kết cấu hạ tầng và kinh tế biển là lĩnh vực rất quan trọng đối với ĐBSH. GDP vùng ĐBSH là 1,5 triệu tỉ, chiếm hơn 29% GDP chung cả nước, thu nhập đầu người hơn 103 triệu đồng/người, chỉ sau miền Đông Nam bộ, tổng thu ngân sách 30% cả nước, gấp 10 lần khi ban hành Nghị quyết 54.
Đáng chú ý, về hạ tầng giao thông và kinh tế biển đã vượt rất xa so với Nghị quyết 54. Cụ thể, ĐBSH có 8 tuyến đường cao tốc với 500 km, 25 tuyến quốc lộ với hơn 2.000 km và 4 cảng biển lớn ở Hải Phòng và Quảng Ninh, có 3 sân bay (Nội Bài, Hà Nội; Cát Bi, Hải Phòng; Vân Đồn, Quảng Ninh).
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì sự phát triển của vùng ĐBSH chưa phát huy hết tiềm năng lợi thế. Đặc biệt là giao thông vận tải (GTVT) chưa phát triển hài hòa, khi đường bộ, đường không phát triển khá tốt nhưng đường sắt, đường thủy chưa phát triển được nhiều.
Vì vậy phải tạo được sự đồng bộ, liên hệ hạ tầng giao thông giữa các địa phương trong vùng để tạo tiền đề cho đầu tư, thu hút đầu tư và phát triển.
Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy cho biết, hiện còn khó khăn trong thu hút đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng giao thông. Trong đó về thể chế có chuyện nói mãi, rất lâu, rất dài như chênh lệch địa tô, đầu tư một tuyến đường, tạo ra không gian phát triển, hành lang pháp lý chưa đủ, chưa tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ.
Một khó khăn nữa theo ông Huy là vấn đề phân cấp, ủy quyền như TP. Hải Phòng đề nghị Trung ương đầu tư Quốc lộ 10 dùng ngân sách địa phương nhưng Luật Ngân sách không cho phép.
“Điều này cản trở ngay chính chúng ta. Địa phương rất muốn làm, có đủ nguồn lực nhưng luật, thể chế không cho phép. Hay Quảng Ninh, nhiều tuyến đường được làm rất đột phá nhưng nhiều tuyến đường lại không cho làm. Bộ GTVT cũng không thể ba đầu sáu tay. Vì Bộ GTVT xây dựng thể chế, hỗ trợ kỹ thuật, quản lý nhà nước, tiêu chuẩn, quy chuẩn chứ không thể đi làm chủ đầu tư”, ông Huy phân tích.
Cũng theo ông Huy, nguồn lực tư nhân muốn đầu tư vào lĩnh vực GTVT cũng không đơn giản vì chúng ta chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư còn rất e dè.
“Có quy hoạch nhà máy 5 triệu tấn thép ở địa bàn cụ thể nào đó mới có đầu tư, có xe chạy mới thu được phí. Nhưng thay đổi quy hoạch thì có chia sẻ rủi ro không. Hiện nay là không, đặc biệt là với các nhà đầu tư quốc tế”, ông nêu thực tế từ năm 2007 tới giờ, họ nói bài toán này vẫn còn nguyên, họ không vào.
Ẩn bên trong vẫn là xung đột trong phát triển
PGS-TS Nguyễn Quang Hồng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng quy hoạch logistic ĐBSH chưa gắn với quy hoạch KT-XH. Vì vậy ,cần Ban chỉ đạo Logistic quốc gia làm đầu mối chứ không thể nói “Nam Định làm cái này, Thái Bình làm cái kia”.
Ngoài ra, cũng cần Hội đồng vùng tư vấn cho Thủ tướng, Chính phủ nằm ở Văn phòng Chính phủ do Phó Thủ tướng đứng đầu, còn chủ tịch tỉnh là thành viên. Nếu để các chủ tịch tỉnh thay nhau làm thì “gặp nhau họp rồi về quên mất hết”. Bởi chủ tịch tỉnh này không tuân thủ tỉnh kia. Vì vậy cần có người to hơn để cầm trịch chuyện này.
PGS-TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam thẳng thắn nhìn nhận thể chế vùng của ĐBSH thuộc loại “yếu nhất” trong các vùng. Lý do, vùng này gần Hà Nội, gần Trung ương nên các tỉnh cứ thế lên xin chứ không cần thể chế phát triển cho vùng. Chính vì vậy thể chế vùng chưa đủ mạnh để có quyền lực và những điều kiện để thực hiện.
Theo ông Thiên, cơ chế Hội đồng vùng hiện nay không hiệu quả. “Tôi họp nhiều cuộc rồi. Vui vẻ, thoải mái lắm nhưng hiệu quả không nhiều. Ẩn bên trong vẫn là xung đột trong phát triển. Chúng ta thiết kế mọi thứ trên tinh thần lợi ích tỉnh nên tỉnh nào lo tỉnh ấy dẫn đến xung đột”, ông Thiên phân tích và cảnh báo "nhiều khi lợi ích địa phương ăn hết lợi ích của đất nước".
Theo ông, bản chất quyền lực vùng không thể như UBND tỉnh mà là quyền lực của Trung ương để giúp điều hành phát triển vùng.
相关文章
随便看看