【soi kèo paraguay】Lãi suất năm 2022 chịu nhiều tác động đan xen, nhưng trong tầm kiểm soát

时间:2025-01-12 10:36:31 来源:88Point
Lãi suất năm 2022 chịu nhiều tác động đan xen, nhưng trong tầm kiểm soát

Dự báo lãi suất năm 2022 tiếp tục được giữ ổn định để hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

PV:Đánh giá của ông về điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước trong năm 2021 ra sao?

TS. Châu Đình Linh:Ngân hàng Nhà nước đều có định hướng chính sách tiền tệ cho từng năm, mục tiêu là để triển khai các công cụ cho phù hợp với tình hình thực tế của năm đó. Việc điều hành đều hướng đến hỗ trợ nền kinh tế, đảm bảo ổn định và an toàn hệ thống.

Lãi suất năm 2022 chịu nhiều tác động đan xen, nhưng trong tầm kiểm soát
TS. Châu Đình Linh

Riêng năm 2021, định hướng ban đầu cũng như thực thi trong năm qua cơ bản là một năm thành công của chính sách tiền tệ, thể hiện sự linh hoạt vừa kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô và tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19, chính sách tiền tệ đã tác động phục hồi nền kinh tế, qua đó kiểm soát lạm phát và lường trước được rủi ro và hạn chế tác động từ bên ngoài.

PV: Xu hướng giảm lãi suất cho vay trong năm 2021 đã phù hợp và toàn diện hay chưa, có dư địa nào để cho lãi suất tiếp tục giảm thấp hơn nữa trong năm 2022 không, thưa ông?

TS. Châu Đình Linh: Trong 2 năm qua, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện 3 đợt điều chỉnh giảm lãi suất và do đó đến nay dư địa cho việc tiếp tục giảm lãi suất thêm nữa là không nhiều.

Trong khi đó, các yếu tố kinh tế quốc tế cũng cho thấy khả năng giảm thêm lãi suất là khó. Một trong những yếu tố đáng chú ý là kế hoạch của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất trong năm 2022, điều này có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến bối cảnh tiền tệ của nước ta.

Ngoài ra, tình hình kinh tế và tài chính trong nước cũng đã thay đổi, đó là áp lực lạm phát lớn do chi phí nguyên vật liệu và dịch vụ logistic tăng tạo áp lực lạm phát chi phí đẩy. Trong năm qua, việc duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng cũng sẽ ít nhiều có thể có tác động gây ra lạm phát và độ trễ có thể sẽ là năm 2022.

Thời điểm quan trọng đáng chú ý trong năm 2022 có thể khoảng tháng 6/2022. Đây là mốc thời gian thực thi việc tái cơ cấu nợ, theo Thông tư 14/2021/TT-NHNN (cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19). Theo đó, thời điểm này sẽ phát sinh các nghĩa vụ trả nợ của khách hàng. Nợ xấu có thể sẽ gia tăng nếu khách hàng không trả được nợ và hệ quả của việc đó có thể có áp lực lớn cho ngành ngân hàng. Theo đó, việc duy trì chính sách hoãn, giãn nợ vẫn cần tiếp tục theo dõi diễn biến tình hình của dịch bệnh trong thời gian tới để có sự điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với thực tế.

Ngoài ra, chúng ta cũng nên cân nhắc điều chỉnh lại các mốc thời gian mà các ngân hàng phải điều chỉnh tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung

và dài hạn theo Thông tư 22/2019/TT-NHNN (quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài). Bởi lẽ, các mốc thời gian đưa ra tại Thông tư 22 là trong bối cảnh nền kinh tế đang diễn ra bình thường. Tuy nhiên, bối cảnh kinh tế vừa trải qua giai đoạn không bình thường như trong năm 2021, do dịch bệnh thì sẽ cần có sự nới lỏng thời gian hơn để giảm bớt áp lực cho các ngân hàng.

PV:Một số quan điểm dự báo nền kinh tế sẽ phục hồi trong năm 2022. Theo ông, điều này có thể khiến nhu cầu vay vốn tăng lên và cán cân cung cầu có thể gây sức ép làm tăng lãi suất hay không?

TS. Châu Đình Linh: Kinh tế phục hồi là kỳ vọng chung cho năm 2022. Mọi hoạt động kinh doanh khơi thông, nhu cầu đầu tư và tiêu dùng tăng…, nhưng việc kinh tế tăng tốc chưa chắc sẽ làm lãi suất tăng vì Ngân hàng Nhà nước vẫn còn có nhiều công cụ để điều tiết lãi suất. Đó là các công cụ như hạn mức tín dụng (room), điều phối thị trường mở, hoặc điều tiết tỷ giá để mua bán ngoại tệ…

Nhìn chung, các chủ thể trong nền kinh tế sẽ quan tâm việc có thể tìm kênh nào để huy động vốn, ngân hàng chỉ là một kênh. Lãi suất ngân hàng nếu tăng lên thì các doanh nghiệp có thể sẽ tìm vốn từ các kênh khác, chẳng hạn như huy động vốn qua thị trường chứng khoán. Theo đó, thị trường chứng khoán cũng có thể sẽ là kênh tốt cho doanh nghiệp nếu họ có tín nhiệm tốt, có mục đích sử dụng vốn rõ ràng.

PV: Theo ông cần giải pháp gì để lãi suất giảm tập trung vào các ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, công nghệ…?

TS. Châu Đình Linh:Việc quan tâm hướng dòng vốn vào các lĩnh ưu tiên luôn là vấn đề được đặt ra trong điều tiết dòng vốn tín dụng. Ngân hàng Nhà nước thường gắn mục tiêu này với các chính sách tiền tệ - tín dụng mà họ ban hành trong mọi giai đoạn.

Một số giải pháp thông thường có thể thực thi là ấn định hạn mức tối đa cho từng lĩnh vực cho vay, hoặc sử dụng các công cụ dự trữ bắt buộc. Ngoài ra, việc cấp “room” tín dụng chung cho từng ngân hàng dựa trên tỷ lệ cho vay cao vào các lĩnh vực ưu tiên cũng sẽ khuyến khích các ngân hàng phải quan tâm các lĩnh vực này (nếu muốn có được “room” cao thì phải có tỷ lệ cho vay các lĩnh vực ưu tiên cao).

Một giải pháp nữa đáng được quan tâm là sử dụng quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như tận dụng hoạt động các tổ chức nước ngoài. Các tổ chức này cũng thường có các chương trình hợp tác với các ngân hàng để hỗ trợ về vốn dành cho các dự án nông nghiệp, dự án xanh, dự án công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao...

PV: Xin cảm ơn ông!

Nhìn chung, các chủ thể trong nền kinh tế sẽ quan tâm việc có thể tìm kênh nào để huy động vốn, ngân hàng chỉ là một kênh. Lãi suất ngân hàng nếu tăng lên thì các doanh nghiệp có thể sẽ tìm vốn từ các kênh khác, chẳng hạn như huy động vốn qua thị trường chứng khoán. Theo đó, thị trường chứng khoán cũng có thể sẽ là kênh tốt cho doanh nghiệp nếu họ có tín nhiệm tốt, có mục đích sử dụng vốn rõ ràng.
推荐内容