Phương Tây kêu gọi viện trợ bằng đường không tới Syria
VOVđưa tin các nước Mỹ,̀nhhìnhchiếnsựSyriamớinhấtngàkèo nhà cái.5net Pháp và Anh hôm 1/6 đã kêu gọi Liên hợp quốc bắt đầu triển khai chiến dịch thả hàng viện trợ nhân đạo tới các khu vực bị vây hãm tại Syria. Đề nghị trên được đưa ra bất chấp việc các chuyến hàng viện trợ vận chuyển bằng đường bộ trước đó đã được đưa tới hai thị trấn bị Daraya và Moadamiyeh ở Syria.
Hàng viện trợ nhân đạo cho Syria hồi tháng 2/2016, theo tình hình chiến sự Syria mới cập nhật
Các nhân viên của Liên hợp quốc tại Syria cho biết quá trình tiếp cận hàng viện trợ nhân đạo tại các thị trấn và làng mạc bị vây hãm vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Dự kiến, Liên hợp quốc sẽ nhóm họp trong ngày 3/6 để đánh giá về quá trình tiếp cận hàng viện trợ nhân đạo của người dân Syria tại những khu vực bị vây hãm.
Theo thống kê của Liên hợp quốc, gần 600.000 người dân đang bị mắc kẹt trong những khu vực bị vây hãm tại Syria và 4 triệu người sống tại các khu vực khó tiếp cận.
Nga, Mỹ tính phối hợp chống khủng bố ở Syria
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Mỹ John Kerry điện đàm về tình hình Syria, "đặc biệt là sự cần thiết có hành động chung chống Mặt trận Nusra như Nga thường xuyên đề nghị", AFP dẫn thông báo từ Bộ Ngoại giao Nga cho biết.
Nga tháng trước đề xuất không kích chung với Mỹ chống phiến quân ở Syria nhưng nó nhanh chóng bị khước từ. Lầu Năm Góc ngày 20/5 tuyên bố các lực lượng Mỹ "không phối hợp với phía Nga trong mọi chiến dịch ở Syria" và Washington có mục tiêu quân sự khác với Moscow.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (trái) và người đồng cấp Mỹ John Kerry
"Các chiến dịch của Nga đang hỗ trợ cho chính quyền (Tổng thống Syria Bashar) al-Assad còn chúng tôi chỉ tập trung vào làm suy yếu và tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo (IS)", Jeff Davis, người phát ngôn Lầu Năm Góc, nói.
Mỹ và Nga đang là đối tác trong tiến trình hòa bình Vienna của Nhóm Hỗ trợ Quốc tế về Syria, nhóm họp tháng 5 nhưng không có tiến triển đáng kể. Hai nước còn là trung gian trong lệnh ngừng bắn giữa chính phủ Syria và các nhóm đối lập có hiệu lực vào ngày 27/2 nhưng không thể trở thành một thỏa thuận kéo dài, theo VnExpress.
Phe đối lập Syria đề nghị ngừng bắn toàn quốc trong tháng Ramadan
Thanh Niên dẫn nguồn tin từ Reuterscho hay, ngày 2/6 dẫn lời bà Basma Kodmani, đại diện Ủy ban đàm phán cấp cao (HNC, thuộc lực lượng đối lập ở Syria) cho biết HNC ngày 1/6 đã gửi một bức thư lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon trình bày đề xuất này.
Theo lời bà Basma Kodmani: "Bức thư gửi tới Tổng Thư ký Ban Ki-moon đề xuất về một lệnh ngừng bắn, mà chúng tôi biết là cần thiết và tôn trọng đầy đủ lệnh ngừng bắn này trên toàn quốc trong cả tháng lễ Ramadan. Tháng chay Ramadan bắt đầu vào tuần tới, sẽ tạo điều kiện và môi trường phù hợp để chúng ta quay trở lại bàn đàm phán hòa bình ở Geneva (Thụy Sĩ). Đây là ý định của HNC".
Ông Staffan de Mistura cho biết nhóm hỗ trợ quốc tế do Mỹ và Nga dẫn đầu đã nhận được đề xuất và đang xem xét, theo tình hình chiến sự Syria mới nhất
Đại diện HNC nói rằng các nhóm vũ trang đối lập ở Syria đã đồng ý với đề xuất này, áp dụng với tất cả các nhóm, ngoại trừ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) và nhóm Nusra Front có liên hệ với al Qaeda. Bà Basma Kodmani khẳng định: "Nếu chính quyền tuân thủ thì phe đối lập và các nhóm vũ trang khác cũng sẽ làm thế".
Phát ngôn viên của ông Staffan de Mistura, nhà ngoại giao đại diện cho Liên Hiệp Quốc làm trung gian các cuộc đàm phán hòa bình về Syria, cho biết nhóm hỗ trợ quốc tế do Mỹ và Nga dẫn đầu đã nhận được đề xuất và đang xem xét. Theo Reuters, các sáng kiến để giảm căng thẳng, đặc biệt trong dịp lễ Ramadan, đều được hoan nghênh.
Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby nói Mỹ tin rằng bất kỳ lệnh ngừng bắn nào cũng là điều tốt nhưng Washington muốn có ngừng bắn lâu dài và rộng rãi hơn.
>>John Paul DeJoria chia sẻ 5 thói quen biến ông từ người vô gia cư thành tỷ phú
Tuyết Anh(T/h)
Chàng Thạc sĩ đất mỏ ở Sài Gòn sở hữu trại chó ngao 20 tỷ