【bảng xếp hạng vdqg bồ đào nha】“Vị ngọt” Khổ qua rừng
Không phải ngẫu nhiên mà từ một loại khổ qua rừng có vị đắng đã mang lại “quả ngọt” cho người trồng và xuất khẩu sang nước ngoài. Thành quả đó là từ cái tâm và lòng đam mê làm nông nghiệp của nhiều người.
Bà Thúy Kiều kiểm tra trái khổ qua tại ruộng trồng của nông dân.
Mê làm nông nghiệp sạch
Bà Nguyễn Thị Thúy Kiều,ịngọtKhổquarừbảng xếp hạng vdqg bồ đào nha viên chức kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Hậu Giang, bộc bạch: “Bản thân tôi và nông dân ở địa phương mình luôn trăn trở trong câu chuyện lựa chọn phương thức sản xuất, luôn phải đấu tranh giữa việc chọn đồng tiền hay cái tâm của người làm nông nghiệp”.
Nông dân thì mong muốn hài hòa cả hai, muốn tạo ra sản phẩm sạch với quy trình trồng không hóa chất độc hại, không dư thừa phân hóa học, không gây ô nhiễm môi trường nhưng chưa thực hiện được vì còn phải tính tới nguồn kinh tế nuôi sống gia đình. Nguyên nhân chính là dù người nông dân có chấp nhận tạo được sản phẩm sạch với năng suất thấp hơn thì giá bán ra thị trường vẫn thấp và bấp bênh.
Từ trăn trở đó, bà Kiều cùng đồng nghiệp tìm tòi và quyết định xây dựng mô hình sản xuất khổ qua rừng theo hướng VietGAP cung cấp sản phẩm nguyên liệu để chế biến dược liệu. Khổ qua rừng là loại cây có tiềm năng trên thị trường và mang tính hoang dại, khả thi để sản xuất theo quy trình sạch mà vẫn đảm bảo được năng suất. Không tăng chi phí đầu tư, giá bán phù hợp, nên trồng loại cây này có thể giải quyết vấn đề cấp thiết đang trăn trở của nông dân. Với mục tiêu hướng tới cộng đồng, cùng chung tay cải thiện môi trường sống nên bà cùng đồng nghiệp đứng ra liên kết mở rộng diện tích thành vùng sản xuất tập trung.
Hiện tại, mô hình trồng khổ qua rừng cung cấp nguyên liệu do bà Kiều và đồng nghiệp đứng ra liên kết đang được trồng ở xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh và xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, với quy mô 3,5ha. Mô hình khổ qua rừng theo hướng VietGAP này đã được đánh giá rất cao tại Cuộc thi khởi nghiệp tỉnh Hậu Giang lần thứ II năm 2021 và là 1 trong 2 dự án đạt giải nhì tại cuộc thi.
So với những cây trồng khác, người trồng khổ qua rừng khẳng định lợi nhuận mang lại nhiều gấp mấy lần. Là nông dân chuyển đổi 2ha đất trồng mía kém hiệu quả sang trồng cây khổ qua rừng, ông Trần Văn Em, ở ấp 3, xã Vị Tân, cho hay: “Gia đình tôi được Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh giới thiệu trồng khổ qua rừng, tôi thấy đây là mô hình trồng theo tiêu chuẩn sạch; cây dễ trồng, sinh trưởng mạnh, thích nghi với nhiều loại đất khác nhau, công lao động không nặng lắm. Vui hơn là bán được từ gốc cho tới ngọn và được bao tiêu với giá ổn định. Đến nay, tôi trồng được 2 vụ, giá bán trái khô là 300.000 đồng/kg, còn dây là 100.000 đồng/kg. Sau khi trừ hết chi phí, một năm gia đình lợi nhuận trên 140 triệu đồng/ha. Nhờ vậy, đời sống gia đình tôi thoải mái hơn trước rất nhiều”.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trương Cảnh Tuyên nhận định đây là mô hình mới, bước đầu đang có những hiệu quả khả quan và triển vọng. Với ưu điểm là cây dược liệu hoang dại, phù hợp để sản xuất theo hướng thuận tự nhiên, tạo ra những sản phẩm chất lượng, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của con người. Đây cũng là đối tượng nên đưa vào để nghiên cứu, sản xuất. Là mô hình cần phải sản xuất ra sản phẩm chất lượng đúng nghĩa dược liệu, không chứa các dư lượng có hại và thực hiện thêm khâu tổ chức sản xuất, sơ chế, có chứng nhận chất lượng thì mới phát triển bền vững. Với đặc điểm bán sản phẩm ở dạng khô nên có thêm ưu điểm là dễ vận chuyển, tránh được hư hỏng, mất phẩm chất như những nông sản tươi khác.
Bà Thúy Kiều cùng đồng nghiệp chuẩn bị sản phẩm tại Cuộc thi khởi nghiệp lần II năm 2021.
Kỳ vọng vươn xa
Không chỉ muốn làm nông nghiệp sạch mà còn khát vọng đưa sản phẩm từ khổ qua rừng của quê hương Hậu Giang vươn xa hơn nữa, bà Nguyễn Thị Minh Duyên, chủ cơ sở sản xuất Anh Tư Tùng, ở xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A, từ lâu có một ước mơ làm điều gì đó để phát triển kinh tế gia đình, góp phần đem lợi ích cho người nông dân. Từ đó gia đình đã chọn cây khổ qua rừng để sản xuất ra sản phẩm trà và rượu, gắn với địa danh Miệt Ngàn. Theo bà, đây là mô hình sẽ tạo điều kiện cho những hộ nghèo ít đất sản xuất có thu nhập ổn định vươn lên trong cuộc sống và canh tác theo hướng VietGAP, GobalGAP. Hiện nay, cơ sở đã hợp tác với 4 hộ dân trồng được 1,2ha.
Theo tính toán của cơ sở Anh Tư Tùng, bình quân một hộ trồng 4 công khổ qua rừng có lợi nhuận từ 80 triệu đồng/năm. Ngoài ra, cơ sở còn mời họ làm công nhân để giúp họ có thêm thu nhập hàng tháng. Đây là mô hình có hiệu quả kinh tế, phù hợp với những hộ gia đình nông thôn. Nhằm chuẩn bị thêm nguồn nguyên liệu sản xuất sản phẩm, sắp tới cơ sở sẽ liên kết với các hộ dân ở huyện Long Mỹ để thực hiện. Đồng thời làm việc với doanh nghiệp bên nước Đức để tìm đầu ra cho sản phẩm ở các thị trường nước ngoài.
Ông Lê Văn Tú, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần TNB Việt Nam, cho biết: Với mong muốn đem lại sức khỏe cho mọi người, chúng tôi đã nghiên cứu và làm ra sản phẩm từ khổ qua rừng. Thật may mắn cho công ty chúng tôi đã được Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh giới thiệu và triển khai cho 2 hộ dân trồng khổ qua rừng. Qua 2 năm thực hiện liên kết với người dân, tất cả các sản phẩm của nông dân trồng khi công ty đem đi kiểm tra chất lượng đều đảm bảo theo yêu cầu. Mỗi năm, sản lượng công ty nhập nguyên liệu ở Hậu Giang từ 3-5 tấn trái và dây. Hiện tại, công ty sản xuất được 3 dòng sản phẩm từ khổ qua rừng là trà túi lọc, viên nang, viên ngậm khổ qua rừng. Sản phẩm của công ty không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu sang EU và Mỹ.
Bà Thúy Kiều đang kiểm tra các chất dư lượng trong sản phẩm khổ qua rừng.
Ông Tú cũng thông tin là tại địa bàn Hậu Giang công ty có nhu cầu trồng thêm từ 50-100ha. Nếu được sự hợp tác của người dân góp sức chung tay làm nông nghiệp sạch, bền vững, ngoài việc bao tiêu sản phẩm, công ty còn chia lợi nhuận theo tỷ lệ hợp tác. Trong thời gian tới, với mô hình trồng khổ qua rừng theo hình thức “vừa làm thuê, vừa làm công, vừa làm chủ” trên mảnh đất của mình, ông Tú hy vọng rằng mô hình sẽ đem lại nhiều giá trị về kinh tế và sức khỏe cho người dân Hậu Giang...
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trương Cảnh Tuyên cho rằng: Những mô hình có tính phù hợp, mang đến hiệu quả ổn định và lâu dài như thế này, Tỉnh có hướng nghiên cứu thêm để hoàn thiện, nhân rộng. Mô hình nông nghiệp gắn liền sản xuất với sơ chế, chế biến theo hướng sạch, thân thiện môi trường sẽ giúp tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, giúp người lao động yên tâm sinh sống, gắn bó và làm giàu cho bản thân, gia đình, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà. |
THÀNH XOÀN
下一篇:Đồng Euro chạm mức thấp nhất hai năm so với USD
相关文章:
- "Đinh Rú
- Kiên quyết phản đối hành xử thô bạo của lực lượng Trung Quốc với tàu cá Việt Nam
- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang gặp gỡ kiều bào tại tỉnh Preah Sihanouk (Campuchia)
- Tự hào một dải non sông...
- Hàng nghìn tài khoản email Yahoo của quan chức Australia bị xâm nhập
- Kiểm tra, rà soát các công trình xây dựng tạm, cơ sở thu mua phế liệu
- Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu nghiệp vụ ngành năm 2023
- Kiên Giang: Điều động Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ làm Phó Giám đốc Sở Du lịch
- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần triển khai hiệu quả các quy hoạch đã duyệt
- Ông Khuất Việt Hùng: ‘Sân bay Tân Sơn Nhất đã khai thác hết công suất’
相关推荐:
- Agribank và 10 thành tựu nổi bật năm 2024
- Kiên Giang có 2 Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện được biểu dương toàn quốc
- Kon Tum: Xem xét khuyết điểm, vi phạm của các cán bộ liên quan đến AIC
- Triển khai hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia
- Bán hàng nghìn m3 đất trái quy định, xã và nhà thầu đổ lỗi cho nhau
- Lấy ý kiến dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ TP. Rạch Giá nhiệm kỳ 2025
- Triển khai Chuyên đề học tập và làm theo gương Bác năm 2024
- Nghỉ Tết Chol
- CSGT đo nồng độ cồn xuyên đêm, phát hiện tài xế vi phạm gấp đôi mức 'kịch khung'
- Bãi bỏ các chủ trương cho nhà đầu tư tiếp cận dự án điện gió, điện mặt trời
- Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải đăng ký kinh doanh
- Bình Định khởi công tuyến đường hơn 1.170 tỷ đồng
- Bài học đắt giá của nữ CEO từng gọi vốn trên Shark Tank Việt Nam
- 1.115 cơ sở khám chữa bệnh gửi dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe
- Giá vàng hôm nay (6/1): Giá vàng dự báo sẽ gặp một số trở ngại trong tuần mới
- Thư ký tài chính Công ty AIC về nước đầu thú
- 37 triệu người dùng sẽ không thể truy cập Internet từ 1/1/2016
- Mỹ chuẩn bị nổ thử bom Plasma trên thượng tầng khí quyển
- Loạt nhà dân ở TP.HCM bị sụp lún vì robot đào cống thoát nước
- Tai nạn lao động ở Hải Phòng, 1 người tử vong