【ty le ca cuoc chau a】Mục tiêu trọng tâm là phát triển đồng bộ và vững chắc thị trường tài chính

 人参与 | 时间:2025-01-10 16:20:54

tai co cau nen kinh te

Thị trường vốn là một kênh rất quan trọng để huy động mọi nguồn vốn của xã hội cho đầu tư phát triển. Ảnh minh họa.

PV:Thực tiễn khẳng định vai trò quan trọng của các lĩnh vực tài chính với phát triển kinh tế - xã hội. Xin Giáo sư đánh giá khái quát về hệ thống cơ chế,ụctiêutrọngtâmlàpháttriểnđồngbộvàvữngchắcthịtrườngtàichíty le ca cuoc chau a chính sách tài chính của Việt Nam?

...Cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn cơ bản của Việt Nam và kinh nghiệm các nước, thì khâu đột phá là giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường trong việc phân bổ các nguồn lực và nguồn vốn cho phát triển, đặc biệt là phân bổ lần đầu.
GS Vuong Dinh Hue
GS.,TS.Vương Đình Huệ

GS.,TS.Vương Đình Huệ: Trước hết cần nói rằng trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế thế giới đang diễn ra mạnh mẽ hơn ba quá trình chuyển dịch: chuyển dịch trọng tâm kinh tế từ Tây sang Đông; chuyển dịch mô thức phát triển từ “nâu” (tiêu tốn tài nguyên, gây ô nhiễm) sang “xanh” (tiết kiệm tài nguyên, giảm ô nhiễm); chuyển dịch cấu trúc kinh tế theo hướng cân bằng hơn giữa kinh tế “ảo” và kinh tế “thực”.

Mặt khác, quá trình tái cơ cấu cũng diễn ra mạnh mẽ, nhất là ở các nước đang phát triển, các nước có tiềm lực lớn, đổi mới mô hình tăng trưởng trở thành ưu tiên chiến lược của nhiều nước...

Trong bối cảnh và xu hướng phát triển đó, Việt Nam cũng đang tích cực đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, phát triển theo hướng bền vững. Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

Phải khẳng định sau gần 30 năm Đổi mới, hệ thống cơ chế, chính sách tài chính của Việt Nam ngày càng được hoàn thiện, phù hợp hơn với thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và các điều kiện cụ thể của đất nước, từng bước tiệm cận với thông lệ quốc tế.

Các cân đối kinh tế - tài chính vĩ mô được duy trì ổn định; việc động viên, phân bổ các nguồn lực tài chính tiếp tục có những chuyển biến tích cực; quy mô thu, chi NSNN dần được mở rộng, dự trữ nhà nước được tăng cường. Cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ đã được đẩy mạnh theo hướng chuyên nghiệp, minh bạch, công khai trên nhiều phương diện. Tiềm lực và sức mạnh của nền tài chính quốc gia ngày càng vững chắc hơn...

Tuy nhiên, nền tài chính quốc gia cũng còn bộc lộ những tồn tại như: cơ chế huy động các nguồn lực còn có một số điểm nghẽn; cơ chế phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia thiên về phát triển chiều rộng, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp. Việc đổi mới cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công triển khai chưa quyết liệt, thực hiện xã hội hóa một số lĩnh vực diễn ra còn chậm; xuất hiện thêm rủi ro tác động đến an toàn cho hệ thống tài chính - ngân hàng và an ninh tài chính của Việt Nam trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế…

PV:Với những kết quả và hạn chế nêu trên, theo Giáo sư, Việt Nam cần thực hiện các giải pháp gì để khắc phục những hạn chế của hệ thống tài chính?

GS.,TS.Vương Đình Huệ:Chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 đã xác định là phải bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là các chính sách tài chính, tiền tệ, các cân đối lớn; giữ vững an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh tài chính nhằm tạo khả năng chống đỡ được những cú sốc từ bên ngoài để phát triển bền vững, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.

Chiến lược Tài chính Việt Nam đến năm 2020 được Thủ tướng phê duyệt theo quyết định số 450/QĐ-TTg cũng đã đặt mục tiêu xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, đảm bảo giữ vững an ninh tài chính, ổn định kinh tế vĩ mô, tài chính - tiền tệ, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội...

Từ những mục tiêu, định hướng nêu trên, tôi cho rằng trong thời gian tới đòi hỏi Việt Nam cần thực hiện đồng bộ 9 giải pháp quan trọng sau: (1) Tiếp tục nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực tài chính quốc gia; (2) Nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính gắn với quá trình tái cơ cấu nền tài chính quốc gia và tái cơ cấu nền kinh tế; (3) Đổi mới cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công cùng với đẩy mạnh đa dạng hóa nguồn lực xã hội phát triển dịch vụ công; (4) Hoàn thiện chính sách, cơ chế tài chính doanh nghiệp; (5) Thực hiện tái cấu trúc DNNN; (6) Phát triển đồng bộ thị trường tài chính và dịch vụ tài chính; (7) Đẩy mạnh hoạt động hợp tác và chủ động hội nhập quốc tế về tài chính; (8) Nâng cao năng lực và hiệu quả kiểm tra, thanh tra, giám sát và đảm bảo an ninh tài chính quốc gia; (9) Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính, hoàn thiện phương thức điều hành chính sách tài chính.

Nền kinh tế thế giới đang diễn ra mạnh mẽ hơn ba quá trình chuyển dịch: chuyển dịch trọng tâm kinh tế từ Tây sang Đông; chuyển dịch mô thức phát triển từ “nâu” (tiêu tốn tài nguyên, gây ô nhiễm) sang “xanh” (tiết kiệm tài nguyên, giảm ô nhiễm); chuyển dịch cấu trúc kinh tế theo hướng cân bằng hơn giữa kinh tế “ảo” và kinh tế “thực”. Mặt khác, quá trình tái cơ cấu cũng diễn ra mạnh mẽ, nhất là ở các nước đang phát triển, các nước có tiềm lực lớn, đổi mới mô hình tăng trưởng trở thành ưu tiên chiến lược của nhiều nước...

PV:Thị trường vốn và thị trường tiền tệ là hai lĩnh vực quan trọng, có thể coi là “trụ cột” của hệ thống tài chính. Theo Giáo sư, vấn đề quan trọng cần đặc biệt lưu tâm với các thị trường này là gì?

GS.,TS.Vương Đình Huệ:Để huy động được các nguồn lực phục vụ cho mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế, mục tiêu trọng tâm hiện nay là phải phát triển đồng bộ và vững chắc thị trường tài chính, bao gồm thị trường vốn và thị trường tiền tệ. Thị trường vốn là một kênh rất quan trọng để huy động mọi nguồn vốn của xã hội cho đầu tư phát triển.

Nguồn vốn phải được dịch chuyển vào những nơi hoạt động có hiệu quả, nhất là khu vực kinh tế “thực”, kinh tế “xanh”, theo sự dẫn dắt của những tín hiệu tốt trên thị trường, không bị biến dạng do các quyết định hành chính, đáp ứng đòi hỏi cấp thiết về đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu kinh tế theo ngành, vùng, sản phẩm và công nghệ.

Cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn cơ bản của Việt Nam và kinh nghiệm các nước thì khâu đột phá là giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường trong việc phân bổ các nguồn lực và nguồn vốn cho phát triển, đặc biệt là phân bổ lần đầu. Cho dù sự phân bổ thuộc về Nhà nước thì cũng phải tôn trọng khách quan các nguyên tắc của thị trường, coi trọng các tín hiệu chỉ dẫn của thị trường. Tăng cường quản lý nhà nước đối với thị trường vốn, đảm bảo cho thị trường này vận hành thông suốt, công khai, minh bạch và hiệu quả.

Thị trường tiền tệ ở Việt Nam về cơ bản đã hình thành và vận hành trên những nguyên lý của kinh tế thị trường và nguyên tắc quản lý, điều hành của Nhà nước. Phát triển và quản lý thị trường tiền tệ, cần tăng cường sự phối hợp trong điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa với mục tiêu góp phần chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi nhịp độ tăng trưởng, tạo môi trường thuận lợi cho đổi mới mô hình tăng trưởng, thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế.

PV:Vai trò của quản lý nhà nước với các thị trường nói trên là rất quan trọng. Thưa Giáo sư, làm sao để nâng cao vai trò quản lý nhà nước, thực hiện tái cấu trúc hiệu quả thị trường vốn, thị trường tiền tệ gắn với công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế đất nước?

GS.,TS.Vương Đình Huệ:Tôi cho rằng vấn đề tiên quyết vẫn phải là tăng cường quản lý nhà nước đối với thị trường tài chính, bao gồm thị trường tiền tệ, thị trường tín dụng - ngân hàng, thị trường chứng khoán (TTCK) nhưng không can thiệp hành chính làm những thị trường này phát triển biến dạng. Tăng cường quản lý nhà nước với các thị trường nói trên phải đảm bảo sự phát triển “cân bằng” và phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô.

Để nâng cao hiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà nước đối với thị trường tài chính trong quá trình tái cấu trúc, Nhà nước cần đảm bảo cho thị trường tài chính vận hành ổn định, công khai và minh bạch theo những nguyên tắc của nền kinh tế thị trường đầy đủ, được giám sát, đánh giá theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Cần phòng tránh và giảm thiểu rủi ro của thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường tín dụng, TTCK và thị trường bất động sản trước những biến động xấu của thị trường tài chính toàn cầu. Đồng thời, phát triển mạnh TTCK và đổi mới hoạt động của những ngành nghề có liên quan đến hoạt động chứng khoán và TTCK, để TTCK trở thành kênh rất quan trọng và có ý nghĩa chiến lược trong việc huy động vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp.

Kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ nước ngoài của Chính phủ và nợ của doanh nghiệp, nhất là nợ của các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước. Kiên quyết xóa bỏ tình trạng “đô-la hóa”, “vàng hóa”, “tiền mặt hóa” nền kinh tế và thị trường ngầm về một số ngoại tệ mạnh khác; giảm thiểu những tác động tiêu cực từ sở hữu chéo trong hệ thống tài chính, ngân hàng.

Đẩy mạnh tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính theo hướng giảm số lượng, hình thành một số lượng hợp lý các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính có quy mô lớn, có mô hình tổ chức và chế độ quản trị hiện đại, hoạt động theo chuẩn mực quốc tế, có khả năng cạnh tranh cao.

Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hệ thống tài chính - ngân hàng thông qua các cơ quan kiểm tra, giám sát độc lập (thanh tra, kiểm toán), sự giám sát của Bộ Tài chính, NHNN, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cũng như của chính các tổ chức tài chính, tín dụng bằng các công cụ kiểm toán và kiểm soát nội bộ...

PV:Xin cảm ơn Giáo sư!

Bình Phan (Thực hiện)

顶: 5398踩: 4324