Kiểm soát chặt,ảiquanAnGiangKiểmsoátgianlậnđườngnhậpkhẩbán kết lượt về c1 đảm bảo xuất nhập khẩu thủy sản đúng quy định | |
Siết kiểm tra đường nhập khẩu ngăn chặn gian lận về xuất xứ | |
Chủ động ứng dụng công nghệ thông tin kiểm soát thời gian thông quan |
Kho chứa hơn 9,5 tấn đường nghi nhập lậu bị phát hiện tại biên giới An Giang. Ảnh: P.D |
Đường nhập lậu qua biên giới giảm
Sau khi đường nhập lậu rộ lên vào cuối năm 2020 và bị các lực lượng chức năng liên tục bắt giữ, tình trạng nhập lậu đường trên tuyến biên giới An Giang giảm so với thời gian trước đây. Dù vậy vẫn còn tình trạng lén lút vận chuyển, tập kết đường vi phạm qua biên giới. Ngày 5/11/2021 Tổ kiểm tra liên ngành chống buôn lậu An Giang phối hợp với Công an huyện An Phú, Đồn Biên Phòng cửa khẩu Long Bình kiểm tra hộ kinh doanh tại địa chỉ ấp Tân Khánh, thị trấn Long Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang, phát hiện 191 bao đường cát tinh luyện (50kg/bao), xuất xứ nước ngoài, không nhãn phụ kèm theo.
Tại thời điểm kiểm tra, ông Phan Thanh Toàn, sinh năm 1997 ngụ ấp Chánh Hưng, xã Bình Long, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, là chủ cửa hàng không xuất trình được giấy phép đăng ký kinh doanh theo quy định.
Đáng chú ý, làm việc với tổ công tác về số đường cát nêu trên, ông Toàn xuất trình hoá đơn mua hàng nhưng không hợp pháp theo đúng với hàng hoá thực tế, nên không chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ. Hiện vụ việc đang được Công an huyện An Phú xác minh làm rõ.
Ở vụ việc khác, mở rộng điều tra vụ án 100 tấn đường tinh luyện, xuất xứ Campuchia nhập lậu cuối năm 2020 trên tuyến đường sống tại khu vực ấp Quốc Phú, xã Quốc Thái, huyện An Phú, mới đây, Công an An Giang đã khởi tố, bắt tạm giam thêm 3 đối tượng cùng về hành vi “Buôn lậu”.
Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang ra quyết định khởi tố vụ án; khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Lê Toàn Trung và vợ là Nguyễn Thúy Oanh để điều tra về hành vi “Buôn lậu” số đường này.
Theo nhận định của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, có những dấu hiệu cho thấy, các họat động gian lận thương mại đã thay đổi phương thức họat động để thích ứng với hòan cảnh. Trên thực tế, một khối lượng đường đáng kể đã tìm được phương thức mới, không phải “nhập lậu” như trước đây để đi qua biên giới Tây Nam và hiện diện trên thị trường với mức giá cạnh tranh hơn cả đường “lẩn tránh phòng vệ thương mại” nhập khẩu từ các nước ASEAN.
Theo Cục Hải quan An Giang, thực hiện công văn số 5279/TCHQ-GSQL ngày 8/11/2021 của Tổng cục Hải quan về việc tăng cường công tác kiểm tra đối với mặt hàng đường mía, Cục Hải quan tỉnh An Giang yêu cầu các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện nghiêm túc theo đúng các nội dung hướng dẫn và chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn, phát hiện các hành vi quay vòng tờ khai nhập khẩu.
Cảnh báo quay vòng hồ sơ
Theo Cục Hải quan An Giang, lượng đường nhập khẩu trong năm 2021 qua các cửa khẩu An Giang tăng đột biến. Trong 9 tháng năm 2021, Cục Hải quan An Giang đã làm thủ tục thông quan đường nhập khẩu đạt kim ngạch 29,9 triệu USD, tăng hơn 11%; số thu ngân sách từ mặt hàng này cũng tăng cao, đạt 69,5 tỷ đồng, tăng 10,77%, so với cùng kỳ năm trước.
Theo lãnh đạo Cục Hải quan An Giang, nhận định doanh nghiệp có thể lợi dụng chính sách không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường có xuất xứ từ các nước ASEAN để gian lận trong việc nhập khẩu đường, Cục Hải quan An Giang đã chủ động cảnh báo hiện tượng lợi dụng chính sách, địa hình biên giới; tình trạng quay vòng tờ khai nhập khẩu để buôn lậu, vận chuyển trái phép mặt hàng đường cát qua biên giới.
Theo quy định Thông tư số 23/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương, những trường hợp nhập khẩu có C/O mẫu D sẽ được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 5% (thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi MFN là 40%).
Trước tình hình trên, để vừa đảm bảo mọi hoạt động xuất nhập khẩu thuận lợi, nhanh chóng, đúng quy định pháp luật, vừa phòng, chống mọi trường hợp cá nhân, doanh nghiệp lợi dụng chính sách, lợi dụng địa hình đặc thù An Giang để thực hiện hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới hoặc sử dụng bộ hồ sơ hải quan nhập khẩu mặt hàng đường tinh luyện để hợp thức hóa những lô đường nhập lậu, Cục Hải quan An Giang đã siết chặt quản lý các kẽ hở này. Đồng thời, kịp thời ngăn chặn hành vi của doanh nghiệp sau khi nhập khẩu, mua bán lòng vòng với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đường phèn ở dọc tuyến biên giới để hợp thức hóa cho đường cát thẩm lậu vào nội địa.
Lãnh đạo Hải quan An Giang yêu cầu các chi cục tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong suốt quá trình làm thủ tục hải quan đúng quy trình, quy định từ các khâu trước, trong và sau thông quan; kết hợp với các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan theo đúng hướng dẫn của Ngành và các quy định của pháp luật hiện hành. Lưu ý khi kiểm tra thực tế hàng hóa cần chụp lại hình ảnh, ghi lại ngày sản xuất, lô sản xuất, thời hạn sử dụng có in sẵn trên bao bì (nếu có) cùng lưu chung trong bộ hồ sơ hải quan để khi cần có thể kiểm tra đối chiếu về sau.
Hiệp hội Mía đường nhận định, có những dấu hiệu cho thấy, các hoạt động gian lận thương mại đã thay đổi phương thức hoạt động để thích ứng với hoàn cảnh. Trên thực tế, một khối lượng đường đáng kể đã tìm được phương thức mới, không phải “nhập lậu” như trước đây để đi qua biên giới Tây Nam và hiện diện trên thị trường với mức giá cạnh tranh hơn cả đường “lẩn tránh phòng vệ thương mại” nhập khẩu từ các nước ASEAN. |