【kèo nhà cái bóng đá trực tiếp hôm nay】Xử lý hành vi vi phạm bảo hiểm xã hội: Thiếu quy định cụ thể

时间:2025-01-12 15:44:44 来源:88Point

xu ly hanh vi vi pham bao hiem xa hoi thieu quy dinh cu the

Lần đầu tiên các hành vi trốn và gian lận đóng BHXH,ửlýhànhviviphạmbảohiểmxãhộiThiếuquyđịnhcụthểkèo nhà cái bóng đá trực tiếp hôm nay BHYT, BH thất nghiệp đã được đưa vào xử lý trong Luật Hình sự 2015 Ảnh: ST

Đã tiến hành thanh tra, kiểm tra tại 22.364 doanh nghiệp

Theo đại diện Vụ Thanh tra - Kiểm tra (BHXH Việt Nam), công tác thanh tra, kiểm tra của ngành thời gian qua đạt được những kết quả tích cực. Tính đến ngày 15/12/2018, đã tiến hành thanh tra, kiểm tra tại 22.364 đơn vị. Trong đó, thanh tra chuyên ngành 8.007 đơn vị; kiểm tra tại 9.240 đơn vị; thanh tra, kiểm tra liên ngành tại 5.117 đơn vị.

Kết quả, đã phát hiện 44.460 lao động thuộc đối tượng phải tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa tham gia hoặc đóng thiếu thời gian với số tiền phải truy đóng (bao gồm cả lãi) là hơn 125,3 tỷ đồng; 47.393 lao động tham gia thiếu mức quy định với số tiền phải truy đóng (bao gồm cả lãi) là hơn 53,3 tỷ đồng. Tổng số tiền các đơn vị được thanh tra nợ (bao gồm cả lãi) là hơn 3.542 tỷ đồng; số tiền nợ đóng các đơn vị đã nộp trong và sau thời gian thanh tra là hơn 1.907 tỷ đồng (tỷ lệ thu hồi nợ đạt 53,83%).

Đến nay đã có 15 BHXH tỉnh, thành phố chuyển sang cơ quan điều tra đề nghị xử lý hình sự các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp với tổng số 43 hồ sơ. Trong đó: 15 hồ sơ đề nghị xử lý theo Điều 214, một hồ sơ đề nghị xử lý theo Điều 215 và 27 hồ sơ đề nghị xử lý theo Điều 216. Và theo kết quả xử lý của cơ quan điều tra: hai vụ việc đã bị khởi tố nhưng theo tội danh khác: “Giả mạo trong công tác” và “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức” (Hưng Yên); một vụ việc chuyển sang xử lý vi phạm hành chính do cơ quan điều tra xác định chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm (Quảng Bình); 10 vụ việc cơ quan điều tra không thụ lý với lý do hành vi vi phạm xảy ra trước thời điểm Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực (Đồng Nai, Đồng Tháp); một trường hợp công ty đã tự nguyện trả hết nợ sau khi cơ quan BHXH chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra (Hà Tĩnh) và các trường hợp còn lại, cơ quan điều tra đang xem xét, nghiên cứu hồ sơ...

Nếu như trước năm 2016, các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT gia tăng, xảy ra ở tất cả khâu như lập tờ khai cấp sổ lần đầu, quy trình cấp lại sổ BHXH, ghi và xác nhận thời gian công tác, thời gian tham gia BHXH; thu, nộp BHXH, BHYT; quản lý hồ sơ, giải quyết chế độ, chính sách BHXH, BHYT; sử dụng khoản tiền đóng góp vào quỹ BHXH, BHYT không đúng quy định. Thì từ năm 2016 đến nay, các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này vẫn diễn biến phức tạp, các hình thức trục lợi quỹ BHXH của các cá nhân, đơn vị ngày càng tinh vi, khó phát hiện. Tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH, BHYT xảy ra ở hầu hết địa phương với mức độ ngày càng nhiều.

Theo Phó Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Trí Tuệ, việc tội phạm hóa một số hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm không chỉ thể hiện các hành vi vi phạm này có tính chất phổ biến và gây nguy hiểm đáng kể cho xã hội đến mức phải dùng loại chế tài nghiêm khắc nhất – chế tài hình sự để xử lý, mà còn thể hiện rõ quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta trong việc bảo vệ và phát triển hệ thống an sinh xã hội. Những quy định này cùng với các quy định mới của một loạt đạo luật được Quốc hội thông qua trong thời gian gần đây (như Bộ luật Lao động, Luật Việc làm, Bộ luật Tố tụng hình sự…) đã tạo ra nhiều cơ chế thực thi cũng như phương thức để xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm, lao động và trên thực tế đã và đang mang lại những hiệu quả nhất định.

Cần sớm có hướng dẫn

Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh cho biết, kể từ khi Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực, ngành BHXH đã chuyển 43 hồ sơ sang cơ quan điều tra để xử lý, tuy nhiên kết quả chưa được như mong muốn. Nguyên nhân là do thiếu hướng dẫn cụ thể, khiến việc triển khai thực hiện gặp khó khăn. Ví dụ như đối với tội gian lận BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, hiện vẫn chưa xác định rõ phạm vi BHXH bao gồm BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện hay chỉ riêng BHXH bắt buộc; chưa giải thích thế nào là “chiếm đoạt” tiền bảo hiểm cũng như thiếu hướng dẫn cụ thể việc xác định số tiền chiếm đoạt. Hành vi chiếm đoạt này có gì khác với các tội chiếm đoạt khác, tại sao lại tách hành vi chiếm đoạt này ra xử lý bằng tội phạm riêng, có phải vì khách thể mà điều luật này bảo vệ không chỉ là quyền sở hữu tài sản mà còn là quan hệ lao động và hoạt động bình thường của hệ thống an sinh xã hội.

Bên cạnh đó, việc xác định số tiền chiếm đoạt cũng cần phải hướng dẫn cụ thể. Ví dụ như trường hợp, người thực hiện hành vi chiếm đoạt được số tiền từ 10.000.000 đồng trở lên cho mỗi lần thực hiện mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay cả trường hợp người thực hiện hành vi chiếm đoạt nhiều lần khác nhau, mỗi lần đều dưới 10.000.000 đồng nhưng tổng số tiền chiếm đoạt trên 10.000.000 đồng cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Xuất phát từ thực tế trên, BHXH Việt Nam cũng đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án NDTC sớm ban hành nghị quyết hướng dẫn chi tiết áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về các tội phạm liên quan đến bảo hiểm, như: Dấu hiệu phạm tội trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BH thất nghiệp (Điều 214, 215, 216); thống nhất cách hiểu khái niệm “Trốn đóng”, hành vi “Gian dối” và “Thủ đoạn khác”, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; có tính chất chuyên nghiệp...; quy định về hồ sơ, tài liệu cần thiết phục vụ công tác điều tra tội phạm trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; quy trình chuyển giao hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan công an; việc xử lý pháp nhân thương mại phạm tội trốn đóng bảo hiểm (điều kiện xử lý, tài liệu cần thu thập...). Đồng thời, cũng phải làm rõ vai trò cơ quan BHXH trong thực hiện các quy định của Bộ luật Hình sự liên quan lĩnh vực BHXH, BHYT, BH thất nghiệp (tư cách pháp lý tham gia tố tụng).

推荐内容