您现在的位置是:Nhà cái uy tín >>正文

【nhận định montpellier】Ðể chuỗi liên kết phát huy hiệu quả

Nhà cái uy tín87495人已围观

简介(CMO) Ðề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát tr ...

Báo Cà Mau(CMO) Ðề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững được triển khai nhằm từng bước tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị, nâng cao sản lượng và giá trị gia tăng. Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm góp phần nâng cao lợi ích của các thành phần tham gia chuỗi giá trị. Hoạt động sản xuất theo hướng áp dụng các quy trình sản xuất hiện đại và nâng cao năng lực quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất theo hợp đồng, bao tiêu sản phẩm.

Thời gian qua, Cà Mau đã hình thành rất nhiều chuỗi liên kết sản xuất. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực thì chuỗi liên kết hiện nay còn bộc lộ nhiều bất cập cần khắc phục.

Chuỗi liên kết bị “đứt”

Trong các mô hình liên kết chuỗi, ngành hàng thuỷ sản được tập trung đầu tư nhiều nhất vì đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Toàn tỉnh có 39 nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu, với tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm (2016-2019) ước đạt 5,6 tỷ USD.

So với các tỉnh ÐBSCL, Cà Mau là tỉnh đi đầu trong tổ chức thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị các mặt hàng thuỷ sản. Tuy nhiên, qua đánh giá của các ngành chức năng, doanh nghiệp, tổ chức chứng nhận thì chuỗi liên kết sản xuất hiện vẫn rất yếu và thiếu bền vững. Với hơn 20 chuỗi liên kết của các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), các hộ dân trong tỉnh thực hiện với các đối tác thì số lượng chuỗi liên kết hoạt động hiệu quả rất thấp.

Tại hội nghị đánh giá hiệu quả liên kết chuỗi do UBND tỉnh tổ chức cuối năm 2020, ông Bùi Quân, Công ty TNHH Giải pháp chất lượng cao (TP Hồ Chí Minh), nhận xét: “Nhìn chung, các chuỗi liên kết chưa thực sự bền vững, các liên kết chuỗi còn rời rạc, chưa phát huy được tiềm năng của các nhân tố trong chuỗi. Việc các HTX không bán sản phẩm vào chuỗi hoặc bán với số lượng rất thấp so với sản lượng đạt hàng năm đang là vấn đề đặt ra với các bên liên quan”.

Một điểm yếu của chuỗi liên kết hiện nay, theo ông Bùi Quân là tình trạng có quá nhiều doanh nghiệp cung cấp đầu vào tham gia vào một liên kết chuỗi gây khó khăn cho truy xuất nguồn gốc.

Bên cạnh đó, nguồn vốn của các HTX, tổ hợp tác (THT) còn yếu, chưa đủ năng lực để thúc đẩy liên kết với các công ty giống, thức ăn lớn với yêu cầu thanh toán bằng tiền mặt. Ðặc biệt là nội dung của các hợp đồng liên kết giữa HTX, THT với doanh nghiệp còn mang tính chung chung, chưa ràng buộc cao về pháp lý giữa các bên khi tham gia liên kết chuỗi... Thiếu cơ chế hỗ trợ, giám sát của các bên liên quan trong chuỗi như chính quyền địa phương, các ngân hàng, các tổ chức phi chính phủ....

Thực tế, hiện nay có rất ít chuỗi liên kết mang tính bền vững. Việc các thành viên trong chuỗi liên kết chưa tuân thủ tốt hợp đồng ký kết là vấn đề chung hiện nay. Ông Bùi Quân đánh giá: “Chuỗi liên kết ngành hàng tôm hiện nay vẫn chưa thể nói là chặt chẽ, bền vững khi chỉ dừng lại ở mô hình đơn vị cung cấp đầu vào (giống, thức ăn, vật tư...) đến HTX, THT và đầu ra là bán cho nhà máy chế biến. Chưa có liên kết với nhà nhập khẩu quốc tế. Chuỗi liên kết hiệu quả khi giảm được chi phí sản xuất và đảm bảo đầu ra đạt tiêu chuẩn quốc tế ASC, BAP, EU, Organic... sẽ đáp ứng được nhu cầu thị trường (nhà nhập khẩu quốc tế)”. Có thể nói, chuỗi liên kết thực sự bền vững khi có sự tham gia của tất cả các nhân tố trong chuỗi. Vai trò và trách nhiệm của các bên được thể hiện rõ qua cơ chế chia sẻ lợi ích chi phí, bằng cách thiết lập chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ, thông qua áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế.

Hướng đi bền vững

Cơ hội của chuỗi liên kết hiện nay là nhu cầu thị trường tăng nhanh với yêu cầu sản phẩm tôm chứng nhận quốc tế (ASC, BAP, Naturland...) và có truy xuất nguồn gốc. Những sản phẩm chứng nhận được mua cao hơn so với sản phẩm cùng loại khác. Ðặc biệt, Chính phủ, ngành chức năng, chính quyền địa phương coi liên kết chuỗi là ưu tiên cần được thúc đẩy. Hiện có nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp..., đây là điều kiện thuận lợi để các HTX, THT tận dụng.

Tín hiệu tích cực là Cà Mau đã có những HTX mạnh dạn sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế tham gia chuỗi giá trị, điển hình như HTX Cái Bát, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước. Ðây là một trong những HTX đầu tiên trong cả nước được công nhận tiêu chuẩn ASC (Hội đồng Quản lý nuôi trồng thuỷ sản) và chuỗi sản xuất tôm sạch có trách nhiệm tại Việt Nam. HTX Cái Bát đã liên kết với các công ty thức ăn và giống, ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp. Ðặc biệt, HTX đã đạt được 2 giấy chứng nhận ASC năm 2018, là thành viên của Liên minh tôm sạch và bền vững. Chủ tịch Hội đồng Quản trị HTX Cái Bát Nguyễn Văn Lâm chia sẻ: "Vùng sản xuất hơn 350 ha của HTX được công nhận vùng nguyên liệu tôm sạch theo tiêu chuẩn ASC. Tổng diện tích nuôi tôm của các thành viên HTX hiện là 430 ha, trong đó có 40 ha thâm canh đạt tiêu chuẩn ASC và 334 ha quảng canh đạt tiêu chuẩn VietGAP. Ðặc biệt, 40 ha nuôi tôm đạt chuẩn ASC được Công ty Thanh Ðoàn hỗ trợ 8 triệu đồng/ha nuôi tôm thâm canh. Giá tôm sau thu hoạch được công ty thu mua bằng hoặc cao hơn thị trường từ 2.000-5000 đồng”. 

Nuôi tôm siêu thâm canh thành công ở HTX Ðồng Tâm, xã Hoà Tân, TP Cà Mau.

Nuôi tôm siêu thâm canh thành công ở HTX Ðồng Tâm, xã Hoà Tân, TP Cà Mau.

Chuỗi liên kết phát huy hiệu quả khi chính quyền địa phương có định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm ngành hàng. Các cây, con chủ lực đã được quy hoạch và hình thành rõ các vùng sản xuất tập trung, như vùng cây chuyên canh, sản phẩm có khả năng xuất khẩu, có giá trị kinh tế cao, phù hợp điều kiện tự nhiên của từng địa phương. Thành công của HTX lúa - tôm Trí Lực, xã Trí Lực, huyện Thới Bình là một ví dụ. Từ THT khi thực hiện mô hình liên kết sản xuất, đến nay đã hình thành nên một HTX lớn mạnh với nhiều sản phẩm chất lượng cao hướng đến xuất khẩu. Giám đốc HTX lúa - tôm Trí Lực Lê Văn Mưa cho biết: “Nhờ liên kết các hộ dân vào quy trình sản xuất theo chuỗi giá trị tạo ra giá trị hàng hoá lớn cung ứng cho doanh nghiệp đã nâng cao thu nhập cho hội viên. Chúng tôi quản lý quy trình sản xuất lúa an toàn, tôm - lúa hữu cơ, tôm sinh thái, tôm VietGAP..., đảm bảo năng suất và chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường. Thu nhập xã viên tăng từ 41 triệu đồng lên 46 triệu đồng, qua đó khẳng định tầm quan trọng của việc liên kết trong sản xuất”.

Sản xuất lúa sạch hữu cơ ở HTX Ông Muộn, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau.         Ảnh: THÁI TRINH

Sản xuất lúa sạch hữu cơ ở HTX Ông Muộn, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau. Ảnh: THÁI TRINH

Ông Bùi Quân nhận xét: “Sau khi xây dựng được chuỗi liên kết chặt chẽ, điều cần làm tiếp theo là áp dụng các mô hình thực hành nuôi hiệu quả tài nguyên, giúp giảm chi phí sản xuất để tăng lợi nhuận. Doanh nghiệp cần tăng cường tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ bền vững thông qua chính sách hỗ trợ giá và ưu đãi cho các HTX, THT. Ðặc biệt, cần xây dựng vùng nguyên liệu liên kết giữa doanh nghiệp và HTX, đảm bảo nhu cầu cũng như tính bền vững, mang lại lợi ích hài hoà cho các bên”./.

 

Ðặng Duẩn

Tags:

相关文章