【keo nhà cái.de】Đón xuân mới, gặp lại người cũ

作者:Cúp C2 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 10:10:44 评论数:

Chúng tôi gọi là “người cũ” vì đây là các nhân vật,Đnxunmớigặplạingườicũkeo nhà cái.de tập thể đã từng xuất hiện trên các ấn phẩm Xuân Hậu Giang các năm trước. Thời điểm các nhân vật lên trang báo đặc biệt nhất năm nay của Báo Hậu Giang đều thăng hoa trong công việc và sự nghiệp. Hãy cùng chúng tôi gặp lại để hiểu thêm về công việc, thành tích, điểm nhấn mới của từng nhân vật...

Ông Trung vinh dự 2 lần nhận thưởng Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia từ năm 2017 và 2019.

Người đàn ông 2 lần nhận giải thưởng quốc gia

May mắn không đến 2 lần, thế nhưng đối với ông Nguyễn Hiếu Trung, ở xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp, thì là chuyện đương nhiên, chính bởi tài năng thực sự của ông. Sự đam mê không ngừng sáng chế “Xe nấu và tưới nhựa đường tự vận hành” đã giúp ông 2 lần được nhận giải thưởng sản phẩm Công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia vào năm 2017 và 2019.

Hơn 10 năm trước, ông Nguyễn Hiếu Trung đã được biết đến là người thợ cơ khí giỏi, chuyên sáng chế ra máy xới, máy trục. Rồi ông lại làm mọi người ngạc nhiên hơn với sáng chế xe nấu và tưới nhựa đường tự vận hành. Ông Trung nhớ lại: “Hồi đó, có người bạn đặt hàng làm xe tưới nhựa đường để giúp công nhân đỡ vất vả và giảm ô nhiễm môi trường. Tôi nhận lời nhưng chưa mường tượng được ra như thế nào. Nhưng rồi tôi cũng suy nghĩ, tưởng tượng trong đầu mình và quyết tâm làm được vì kinh nghiệm làm thợ cơ khí hơn 30 năm không cho phép mình bỏ cuộc”.

Ý chí thôi thúc, ông Trung bỏ khá nhiều ngày công. Rồi gần một tháng sau, ông đã trình diện chiếc máy đầu tiên. Chiếc xe dạng bồn hai bánh, có động cơ 6 mã lực kéo hệ thống bơm nén khí đẩy nhựa đường ra ngoài qua vòi phun. Tuy với hình hài thô sơ, nhưng được mọi người thích thú lắm. Bởi giúp công nhân nấu nhựa đường đỡ nguy hiểm, thời gian, công sức và tiết giảm được một nửa nhân công so với cách nấu truyền thống.

10 năm trôi qua, chiếc xe tưới nhựa đường của ông đã gia tăng về số lượng cũng như chất lượng. Từ xe một bánh nay ông chế tạo luôn ghế lái dành cho tài xế ngồi điều khiển, phía sau không còn là thùng chứa nhựa mà là cả hệ thống đốt, nấu trực tiếp trên xe. Xe mới cải tiến có thể nấu được 1,2 tấn nhựa đường chỉ trong 2 giờ, rút ngắn được hơn một nửa thời gian so với cách nấu củi. Ngoài ra, máy đốt bằng dầu DO nên tiết kiệm chi phí.

Hơn 500 chiếc xe được bán ra, trung bình gần 50 chiếc được xuất xưởng/năm. Đó là phần thưởng xứng đáng đối với người kỹ sư “không bằng cấp” Nguyễn Hiếu Trung. Nhưng phần thưởng lớn nhất đối với ông chính là sự đón nhận của người tiêu dùng. Sản phẩm của ông làm ra đều được mọi người hài lòng, sử dụng bền bỉ với tuổi thọ cao nhất là hơn 10 năm.

Từ năm 2007, ông Nguyễn Hiếu Trung đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền sáng chế “Máy tưới nhựa đường”; năm 2008, ông đạt giải nhất cuộc thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hậu Giang lần thứ I; năm 2015 và 2017, được công nhận Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Hậu Giang; năm 2016 và 2018 được công nhận Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Nam; năm 2017 và 2019 được bình chọn là Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia. Mới đây, ông còn nhận được giấy mời từ Viện Khoa học phát triển nhân lực kinh tế và văn hóa vì lọt vào “Top 50 thương hiệu nổi tiếng đất Việt, sản phẩm dịch vụ chất lượng cao vì người tiêu dùng năm 2019”. Lễ trao thưởng diễn ra vào tháng 12-2019 tại Hà Nội.

Nữ Giám đốc Hợp tác xã ba ba Trương Ánh Nguyệt đưa ba ba vượt biển

Đó là kỳ tích khi năm 2018, con ba ba chỉ xuất đi thị trường trong nước thì giờ đây, con ba ba của quê hương Hậu Giang không chỉ đi khắp mọi miền Tổ quốc, mà còn bước ra thị trường nước ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản…

Nữ Giám đốc Hợp tác xã Ba ba Thạnh Lợi Trương Ánh Nguyệt.

Nếu như những năm trước, diện tích mặt nước của toàn hợp tác xã chỉ vài héc-ta với gần 10 xã viên thì đến xuân năm nay Hợp tác xã ba ba Thạnh Lợi đã có tổng diện tích hơn 7,5ha mặt nước với 20 xã viên, trong đó 1/3 diện tích nuôi cua đinh.

Hợp tác xã ba ba Thạnh Lợi, tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, được thành lập 10 năm nay do chị Trương Ánh Nguyệt làm Giám đốc. Chị thừa kế tài sản từ chồng và phất lên những năm sau đó nhờ đôi chân không biết mỏi của chị.

Đó là quãng thời gian cơ cực, một mình chị thức khuya, dậy sớm chăm sóc ba ba, bán hàng cho khách xa gần không kể nắng mưa. Đó là quyết gìn giữ mối làm ăn, đi tận nơi để gặp gỡ, làm quen rồi tìm thêm nhiều khách hàng mới, là những ngày nắng chói chang, ngày mưa tầm tã nhưng chị vẫn ngược xuôi tận các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau để gom hàng. Nhờ vậy, đơn đặt hàng ngày càng tăng.

Ước tính hiện nay, bình quân mỗi năm, hợp tác xã cung ứng ra thị trường hơn 12.000 con ba ba, 1.000 con cua đinh thịt và xuất bán trên 120.000 con ba ba, cua đinh giống. Từ khi hợp tác xã thành lập đến nay, nhiều nông hộ đã tìm được hướng đi mới phát triển kinh tế. Mỗi hộ chỉ cần vài trăm mét vuông là có thể xây dựng mô hình chăn nuôi cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Năm nay Sáu Bờ trúng đậm nhờ… phân hữu cơ

Ông Sáu Bờ (Lê Văn Sáu) - tỉ phú sầu riêng, ở ấp Tân Thành, xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, chính vụ sầu riêng năm 2019, nhờ bón phân hữu cơ, gần 5ha sầu riêng của ông Sáu cho năng suất khoảng 50 tấn. Trừ đi chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tiền nhân công, ông lãi trên 1 tỉ đồng.

Với ông Sáu Bờ, cây sầu riêng giờ đây đã mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình ông và nhiều bà con tại địa phương.

Ông Sáu Bờ nói, thấy việc bón phân hóa học nhiều khiến đất đai bị thoái hóa, chi phí lại cao nên ông nghĩ ra cách dựng chuồng, treo lá thốt nốt để dụ dơi vào ở, lấy phân bón cho cây. Mỗi ngày ông thu được 10kg phân, nhờ đó mà vườn sầu riêng nhà ông lúc nào cũng xanh mướt, sai quả, thơm ngọt. Ông cũng tiết kiệm khoảng 10 triệu đồng/năm nhờ thu được nguồn phân từ dơi này.

Ông Sáu cho biết, nếu như những năm 2017-2018, mỗi năm, ông Sáu thu hoạch được 30 tấn trái bán với mức giá từ khoảng 40.000 đồng/kg, trừ chi phí, ông thu lãi trên nửa tỉ đồng, thì chính vụ năm rồi lời “khẳm”.

Sầu riêng là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao nhưng rất khó trồng, kén đất và nguồn nước. Để khắc phục khó khăn, lão nông Lê Văn Sáu đã mày mò và nghĩ ra việc xẻ rãnh thoát nước theo từng ô; để giữ ẩm và hạn chế xói mòn đất khi tưới, ông trồng cỏ xung quanh gốc sầu riêng.

Năm 1976, mới ra riêng, vợ chồng ông được cha mẹ cho 5 công đất ruộng. Gần 10 năm làm ruộng, sau đó chuyển sang trồng mía, rồi cam sành nhưng cũng không ăn thua. Trong một lần sang huyện bạn, thấy người ta khá nhờ trồng sầu riêng, ông nuôi ý định chuyển sang trồng loại cây này.

Nghĩ là làm, ông Sáu bắt tay vào cải tạo lại vườn, chuyển toàn bộ 5 công đất ruộng sang trồng sầu riêng, với khoảng 100 gốc. Đồng thời, ông đến nhiều nơi để học hỏi kinh nghiệm về áp dụng vào vườn nhà mình. Sau gần 4 năm miệt mài, ông đã có thành quả là đợt trái chiếng. Những năm sau đó, vườn sầu riêng của ông trở thành mô hình làm ăn có hiệu quả nhất ở xã. Dần dần, ông mua thêm đất và mở rộng diện tích trồng sầu riêng lên khoảng 5ha.

“Muốn làm giàu thì nhất định không chỉ dựa vào kinh nghiệm, mà phải biết kết hợp kinh nghiệm với kỹ thuật, luôn tìm tòi và học hỏi”, ông Sáu Bờ đúc kết.

Không ngừng sáng tạo mẫu mã mới

Giám đốc HTX Thanh Tú Lê Thị Ngọc Thu, ở ấp 10, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, chia sẻ: “Tâm huyết với nghề không chỉ để giúp bà con mưu sinh mà chúng tôi còn góp phần bảo tồn, phát huy giá trị sản phẩm đan đát, sản phẩm đặc trưng của địa phương. Vì vậy, HTX không ngừng sáng tạo mẫu sản phẩm mới, một phần để đứng vững trên thị trường, phần khác “truyền lửa” đam mê nghề cho lớp trẻ sau này”.

Sản phẩm của HTX Thanh Tú không ngừng đổi mới nhờ sự góp sức rất lớn của chị Thu.

Trong thời buổi hiện nay, sáng tạo, cải tiến mẫu sản phẩm mới là yêu cầu tất yếu trong quá trình đổi mới, phát triển sản xuất, kinh doanh. Nắm được nhu cầu, HTX Thanh Tú hàng năm cho ra thị trường hàng ngàn sản phẩm, trong đó đều có mẫu mã mới. Đặc biệt, sản phẩm hướng đến thị trường các nước châu Âu nên HTX chọn trọng điểm vào đối tượng giới nữ để tạo ra các giỏ xách, ví cầm tay rất thời thượng mà không mất vẻ đặc trưng của lục bình. Trước khi tạo ra sản phẩm mới, HTX gửi mẫu cho công ty, khách hàng tham khảo, chấp thuận nên hầu hết các sản phẩm mới của HTX đều được các đối tác, thị trường chấp nhận.

Năm 2019, sản phẩm của HTX Thanh Tú do chị Thu làm Giám đốc đã được Trung ương công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Từ lúc trò chuyện đến ra về, dù bận rộn vừa tiếp đón tôi, vừa trả lời điện thoại với đối tác, chị vẫn miệt mài vừa nói vừa làm, đẽo gọt các khuôn giỏ mới để làm mẫu và truyền lửa nghề cho chị em. Có lẽ chính sự nhiệt tình, đam mê đó mà sản phẩm của chị hơn 20 năm nay vẫn đứng vững trên thị trường và được người tiêu dùng đón nhận.

Năm 2018 trở về trước, HTX xuất khẩu trên 40.000 sản phẩm sang các nước châu Âu và thị trường Sài Gòn, Hà Nội thông qua một doanh nghiệp làm trung gian; doanh thu 4,1 tỉ đồng, tăng 25% so với năm trước. Năm 2019, sản lượng cung ứng cho thị trường đã hơn 50.000 sản phẩm, doanh thu ước đạt 5 tỉ đồng, thu nhập bình quân mỗi lao động từ 4,5-6 triệu đồng/tháng.

Cô gái Kiên Giang thành danh trên đất Hậu Giang

Hơn 10 năm trụ lại ở mảnh đất Hậu Giang là khoảng thời gian giúp nghệ nhân ưu tú Trần Thị Khéo (nghệ danh Kim Khéo) nhiều trải nghiệm quý giá. Hậu Giang là nơi chứng kiến sự trưởng thành, cống hiến hết mình của cô gái Kiên Giang, cô chọn đất này làm quê hương thứ hai để phát triển niềm đam mê tài tử. Còn một thời gian ngắn nữa thôi, Kim Khéo sẽ tốt nghiệp đại học, chuyên ngành đạo diễn sự kiện, đó là sự cố gắng lớn, bởi khi xuất hiện trên Báo xuân Hậu Giang 2009, chị mới học hết cấp 2…

Nghệ nhân ưu tú Kim Khéo.

Là một trong những nghệ nhân xuất sắc, được Nhà nước phong tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú vào năm 2019 cho những cống hiến trong giữ gìn, phát huy nghệ thuật đờn ca tài tử, di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc, chặng đường đi của Kim Khéo đã đúng hướng, nên tỏa sáng. “Danh hiệu đó cũng là cách tôi trả ơn cho nơi đã chắp cho tôi đôi cánh” - nghệ nhân nhấn mạnh. Từ năm 2009 đến nay, Kim Khéo đã đạt thêm rất nhiều huy chương vàng, bạc cấp khu vực ở các hội thi, hội diễn: Tiếng hát PT&TH tỉnh Kiên Giang, Tiếng hát hẹn hò 9 dòng sông, Festival Đờn ca tài tử Nam bộ, Bông lúa vàng…

Bóng rổ Hậu Giang - Vươn tầm cao mới

Từ năm 2015 đến nay, Đội bóng rổ Xổ số kiến thiết (XSKT) Hậu Giang luôn nằm trong tốp có huy chương tại Giải vô địch bóng rổ trẻ toàn quốc. Để có được thành công ấy là không hề đơn giản mà đòi hỏi cả một quá trình đầy cố gắng và tôi luyện của tập thể.

Đội bóng rổ Hậu Giang.

Năm 2017, đội đã liên tiếp giành được 3 huy chương vàng ở các giải đấu lớn cấp khu vực và toàn quốc, là tập thể được xuất hiện trong bài “Vươn xa” trên Báo xuân Hậu Giang. Sau gần 3 năm nỗ lực trên hành trình chinh phục đỉnh cao, Đội bóng rổ XSKT Hậu Giang thực sự không làm người hâm mộ tỉnh nhà thất vọng khi giữ vững thành tích và đạt được những thành công ngoài mong đợi. Có nhiều gương mặt bóng rổ Hậu Giang được thi đấu trong màu áo của những câu lạc bộ lớn, thậm chí du đấu nước ngoài. Đội còn duy trì, phát triển nguồn nhân lực trẻ, tạo nên một thế hệ kế thừa vững chắc. Ông Quách Tuấn Cường, huấn luyện viên Đội bóng rổ XSKT Hậu Giang, chia sẻ: “Tập thể đội bóng luôn nỗ lực, quyết tâm giành được những thành công nhất định, năm sau cao hơn năm trước. Đất lành đã sinh trái ngọt, Đội bóng rổ XSKT Hậu Giang đang thực sự trưởng thành và vươn xa…”.

Tại Giải vô địch bóng rổ trẻ quốc gia từ năm 2017-2019, Đội bóng rổ XSKT Hậu Giang đã giành được 2 huy chương vàng, 2 huy chương bạc và 1 huy chương đồng. Năm 2018, một số cầu thủ và huấn luyện viên của đội còn được triệu tập tham dự ASIAD.

Nguyễn Lê Gia Thịnh - Niềm tự hào trong sáng tạo của giáo dục Hậu Giang

Không chỉ giỏi đều các môn học mà trong nghiên cứu, sáng tạo khoa học, Nguyễn Lê Gia Thịnh, học sinh lớp 12T, Trường THPT chuyên Vị Thanh, luôn đạt thành tích vượt trội.

Gia Thịnh ngày nào nay đã lớn.

Gia Thịnh vinh dự là một trong những nhân vật đã lên Báo xuân Hậu Giang năm 2016, trong bài viết “Khi trẻ sáng tạo” với những dấu son đã đánh dấu sự phát triển đầy tiềm năng của cậu học trò “thiên tài”. Nói là “thiên tài” bởi khi mới 13 tuổi, Gia Thịnh đã sáng tạo thành công phần mềm “Sức khỏe cho mọi người”. Mới đây, là giải nhì Hội thi Tin học trẻ toàn quốc lần thứ XXV năm 2019, diễn ra tại tỉnh Quảng Bình với sản phẩm “Thiết bị đeo hỗ trợ phát hiện đột quỵ ở người”, do em và 2 bạn học cùng thực hiện.

11 năm liền là học sinh giỏi toàn diện, “bộ sưu tập” giải thưởng của Gia Thịnh khiến mọi người phải ngưỡng mộ. Năm học 2015-2016, Gia Thịnh mang về 22 giải thưởng cấp thành phố, cấp tỉnh và quốc gia. Tính từ năm 2011-2019, Gia Thịnh đã có hơn 20 huy chương cấp quốc gia từ các cuộc thi chinh phục vụ môn, tin học trẻ, hội thi khoa học kỹ thuật, giải toán trên máy tính cầm tay, kỳ thi Olympic truyền thống 30 Tháng 4... Em đang là thành viên trong đội tuyển bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Anh của tỉnh. Trong năm 2019, Gia Thịnh xuất sắc giành vòng nguyệt quế “Đường lên đỉnh Olympia” tuần 2 của tháng với kết quả chung cuộc là 330 điểm. Em là thí sinh Hậu Giang duy nhất từ trước đến nay giành được giải thưởng vinh dự này.

Gia Thịnh chia sẻ: “Mang về các giải thưởng cao là lời tri ân của em với thầy cô. Là một trong những nhân vật lên báo xuân tỉnh nhà là một niềm vinh dự. Nó là động lực để em tiếp tục nâng cao trí thức, chủ động nghiên cứu khoa học để sáng tạo nên những dự án, sản phẩm có ích cho mọi người”.

Nhóm PV

最近更新