您现在的位置是:World Cup >>正文
【kết quả bóng đá hạng nhất】Chi gần 1 tỷ USD, Việt Nam nhập khẩu gạo để làm gì?
World Cup7人已围观
简介Việt Nam đã chi gần 700 triệu USD để nhập khẩu gạo Nhập khẩu gạo tăng mạnh Nhập khẩu gạo của Việt Na ...
Việt Nam đã chi gần 700 triệu USD để nhập khẩu gạo Nhập khẩu gạo tăng mạnh Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng mạnh trong 9 tháng |
TheầntỷUSDViệtNamnhậpkhẩugạođểlàmgìkết quả bóng đá hạng nhấto số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tháng 9/2024, kim ngạch nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng hơn 154% so với cùng kỳ, đạt 117 triệu USD. Lũy kế 9 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi tổng cộng 996 triệu USD để nhập khẩu các mặt hàng gạo về phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng nội địa, tăng tới 57,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Gạo Basmati - Gạo nhập khẩu từ Ấn Độ. (Ảnh: V.M) |
Đây là con số cao kỷ lục của ngành gạo từ trước đến nay, đồng thời vượt xa kim ngạch nhập khẩu 860 triệu USD của cả năm 2023. Nếu duy trì tốc độ nhập khẩu như trong 2 tháng vừa qua, kim ngạch nhập khẩu gạo của nước ta trong năm 2024 có thể lên tới 1,3 tỷ USD.
Việt Nam là quốc gia có sản lượng xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới (7,6 triệu tấn), nhưng Việt Nam cũng chi ra gần 1 tỷ USD nhập khẩu gạo trong 9 tháng năm 2024. Đâu là lý do của việc này?
Ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - cho biết, trên thực tế, các sản phẩm lúa gạo có nhiều phân khúc khác nhau như: gạo để nấu cơm; gạo nguyên liệu để chế biến ra bánh, bún, phở,...
Do đó, trong vài năm gần đây, ngoài xuất khẩu, nước ta cũng nhập một lượng lớn gạo để bù đắp trong trường hợp cần thiết; hoặc nhập gạo từ quốc gia xuất khẩu lớn như Ấn Độ để chế biến thực phẩm, làm phụ phẩm, thức ăn chăn nuôi.
Còn theo các doanh nghiệp, việc tăng cường nhập khẩu gạo trong thời gian vừa qua là do xu hướng trồng lúa đã thay đổi. Nông dân chuyển sang sản xuất gạo thơm chất lượng cao để xuất khẩu, trong khi nhu cầu làm bún, phở trong nước chỉ cần loại gạo giá rẻ, có độ nở tốt. Điều này khiến các doanh nghiệp chọn nhập loại gạo phù hợp với nhu cầu này để giảm chi phí đầu vào.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp xuất khẩu phải nhập thêm lúa gạo từ các nước láng giềng, trong đó có Campuchia nhằm đảm bảo kịp hoàn thành đơn hàng cuối năm.
Chuyên gia của Hiệp hội Lương thực Việt Nam đánh giá, nhu cầu gạo thấp cấp trong nước ngày càng lớn, trong khi Việt Nam đang theo đuổi chương trình cơ cấu lại ngành lúa gạo theo hướng tăng diện tích các giống lúa chất lượng cao, việc tìm nguồn hàng mới cũng là điều dễ hiểu.
Dòng gạo được sản xuất phổ biến và năng suất tốt tại Ấn Độ, nhưng giá thấp, tương tự như lúa IR50404 được Việt Nam trồng nhiều trước đây. Việc bán gạo giá trị cao và nhập khẩu gạo nguyên liệu về chế biến là có lợi về mặt kinh tế.
Đáng chú ý, doanh nghiệp không chỉ nhập khẩu gạo cấp thấp từ Ấn Độ mà còn nhập cả lúa gạo chất lượng cao từ nước này và Campuchia để xuất khẩu sang nước thứ ba. Do lợi thế vị trí địa lý và uy tín cao trên thị trường quốc tế, Việt Nam trở thành thị trường nhập khẩu lúa lớn nhất và thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ hai của Campuchia sau Trung Quốc.
Hiện, Việt Nam nhập khẩu gạo từ Myanmar, Pakistan và Campuchia, với giá rẻ hơn gạo nội địa. Trung bình, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm là 624 USD một tấn, tăng 13,1% so với cùng kỳ 2023. Trong khi đó, gạo nhập khẩu về Việt Nam có giá dao động 480 đến 500 USD một tấn.
Vào khoảng năm 2015, trong cơ cấu giống lúa của Việt Nam, diện tích trồng dòng gạo IR50404 vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhờ năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt. Nhưng vì bị đánh giá là gạo phẩm cấp thấp nên giá gạo của Việt Nam khi đó vẫn thua gạo Thái Lan một bậc. Sự thay đổi diễn ra khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo các địa phương tăng diện tích trồng lúa chất lượng cao. Đây cũng có thể là lý do khiến Việt Nam phải nhập khẩu gạo.
Theo các doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng lúa gạo, việc nhập khẩu gạo phục vụ chế biến là điều dễ hiểu trong hoạt động thương mại. Gạo nhập khẩu không chỉ bù đắp khoảng trống trong phân khúc gạo thấp cấp mà còn có giá rẻ, đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thế nên, việc nhập khẩu gạo không ảnh hưởng đến sản xuất lúa gạo mà còn giúp giá và kim ngạch gạo Việt Nam ổn định hơn.
Thông tin Việt Nam nhập khẩu gạo không phải là mới. Trước đó, vào năm 2020, các thương nhân Ấn Độ đã ký hợp đồng xuất khẩu 70.000 tấn gạo 100% tấm với các doanh nghiệp Việt Nam cho các lô hàng tháng 1 - 2/2021 với giá khoảng 310 USD/tấn theo phương thức giao hàng tự do (FOB). Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2021, sản lượng gạo xuất khẩu của Ấn Độ sang Việt Nam đã đạt gần 247.000 tấn, trị giá 74,8 triệu USD, tăng đột biến hơn 3.250 lần về lượng và tăng gần hơn 554 lần về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Những năm sau đó, Việt Nam vẫn duy trì một lượng gạo nhập khẩu nhất định.
Tuy nhiên, đại diện một doanh nghiệp nhập khẩu gạo từng thừa nhận: "Gạo Việt và gạo Ấn Độ thì không dễ để phân biệt như xe ô tô Toyota với BMW". Và khi Việt Nam nhập khẩu quá nhiều gạo Ấn Độ, những thương nhân nước ngoài đang mua gạo của Việt Nam dễ hình thành suy nghĩ: Mua gạo từ Ấn Độ cho rẻ thay vì mua gạo từ Việt Nam. Do đó, song song với hoạt động giao thương thì cần thêm những công cụ pháp lý trong việc giám sát chặt việc nhập khẩu gạo, nhất là về nguồn gốc, xuất xứ của hạt gạo.
Tags:
相关文章
Ngân hàng Nhà nước giao chỉ tiêu tín dụng ngay từ đầu năm, giá vàng và tỷ giá cùng tăng
World CupNgân hàng Nhà nước tiếp tục kiểm soát, ngăn giá vàng SJC vênh cao so với thế giới Ngân hàng Nhà nước ...
阅读更多Trên 80% thanh niên ở Lai Châu được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn
World CupLai Châu là tỉnh miền núi, với dân số trên 480.000 người, gồm 20 dân tộc sinh sống, trong đó có 4 dâ ...
阅读更多Số người Việt tử vong vì bệnh tim mạch cao gần gấp đôi ung thư
World CupSố người Việt tử vong vì tim mạch cao hơn ung thưTheo báo cáo gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2022, ...
阅读更多
热门文章
- Bão số 9 suy yếu dần trên Biển Đông
- Thủ phạm khiến người đàn ông ăn uống hay đau tức, bụng to nhanh bất thường
- 2 thức uống yêu thích trên hòn đảo có 30% dân số sống thọ trên 90 tuổi
- Thủ phạm khiến người đàn ông ăn uống hay đau tức, bụng to nhanh bất thường
- Kính mời độc giả đón đọc báo in Bình Phước hôm nay 6
- Kinh doanh dịch vụ đòi nợ cần đáp ứng điều kiện chặt chẽ
最新文章
-
Đánh thuế bất động sản: Triệt nạn đầu cơ nhưng cần hài hòa lợi ích
-
Làm gì để giai đoạn tiền mãn kinh không thành nỗi ám ảnh?
-
Các thành phần trong hơi thuốc lá điện tử tàn phá cơ thể như thế nào?
-
Người đàn ông giảm cân thần tốc vì một bức ảnh do vợ chụp
-
ABBANK bổ nhiệm ông Phạm Duy Hiếu làm Tổng Giám đốc
-
200 ngàn người Việt đột quỵ mỗi năm, ai có nguy cơ cao hơn?
友情链接
- Thao túng cổ phiếu DS3, một người bị phạt hơn nửa tỷ đồng
- Tỷ giá USD hôm nay 15/11/2024: đồng USD tiếp tục tăng phi mã
- Petrovietnam: “Một đội ngũ – Một mục tiêu” cho ngọn lửa năng lượng quốc gia luôn rực sáng
- Đề xuất cắt giảm số bậc trong biểu thuế thu nhập cá nhân
- Miss Grand Vietnam 2023 hé lộ nhiều thiết kế vương miện ấn tượng
- Ngày 16/8: Giá dầu thô và gas đồng loạt giảm
- Ngày 28/7: Giá dầu thô và gas đồng loạt giảm trong phiên giao dịch sáng nay
- Hà Nội: Giá thuê phòng trọ tăng cao trước ngày sinh viên nhập học
- Châu Á cần kiểm soát Covid trước khi FED tăng lãi suất
- Việt Nam nỗ lực đóng góp xây dựng quan hệ đối tác bình đẳng giữa ASEAN và Nhật Bản