【kết quả morocco】Hà Nam tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư vào ngày 6/8

Ông Vũ Đại Thắng,àNamtổchứcHộinghịxúctiếnđầutưvàongàkết quả morocco Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam

Đây là Hội nghị xúc tiến đầu tưcó quy mô lớn nhất mà tỉnh Hà Nam tổ chức, dự kiến thu hút các nhà đầu tư theo 3 lĩnh vực chính gồm công nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và thương mại - dịch vụ - du lịch.

Tính đến tháng 6/2016, tỉnh Hà Nam có 573 dự ánđầu tư còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký trên 4,6 tỷ USD. Trong đó, 169 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là 1,48 tỷ USD. Riêng tại các khu công nghiệp, số dự án là 238 dự án còn hiệu lực, trong đó 139 dự án FDI. 

Lãnh đạo tỉnh Hà Nam cho biết, địa phương này đã đưa ra 10 cam kết của tỉnh đối với các nhà đầu tư trên địa bàn, định kỳ hàng quý, hàng năm tổ chức gặp mặt các nhà đầu tư để trực tiếp giải quyết kịp thời các vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn tuyệt đối cho các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh…

Ông Vũ Đại Thắng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam cho biết, hồi tháng 8/2015, tỉnh Hà Nam đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tại TP.HCM để tiếp cận các doanh nghiệp khu vực phía Nam.

Sau Hội nghị năm ngoái, một số doanh nghiệp phía Nam đã hiện thực hóa các dự án đầu tư vào Hà Nam như Nutifood, Hoa Thiên Phú…

Trong Hội nghị 2016 lần này, đối tượng doanh nghiệp mục tiêu mà Hà Nam hướng đến  có tính chất rộng hơn, nhắm đến tất cả các đối tượng doanh nghiệp trên toàn quốc và nhà đầu tư nước ngoài.

Trong việc tổ chức xúc tiến đầu tư lần này, ông Thắng khẳng định, tỉnh Hà Nam không làm để lấy hình thức mà hướng vào kết quả cụ thể. “Tỉnh chỉ trao giấy chứng nhận đầu tư cho các doanh nghiệp đã thẩm định và có phương án khả thi”, ông Thắng khẳng định.

Dự kiến, tại Hội nghị sắp tới, Hà Nam sẽ cấp giấy chứng nhận đầu tư cho một số dự án FDI với giá trị khoảng 600 triệu USD, trong đó có 1 dự án rất lớn của doanh nghiệp Hàn Quốc có số vốn lên tới 300 triệu USD.

10 cam kết của tỉnh Hà Nam đối với nhà đầu tư:

1. Cung cấp đủ điện 24/24 giờ cho doanh nghiệp

2. Đảm bảo hạ tầng và cung cấp các dịch vụ thiết yếu tới chân hàng rao doanh nghiệp.

3. Giải quyết thủ tục hành chính nhanh gọn, thời gian cấp Giấy chứng nhận đầu tư không quá 3 ngày

4. Hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo lao động và cung cấp nguồn lao động có kỹ thuật, có kỷ luật

5. Giao đất sạch không thu tiền để doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho công nhân

6. Tạo điều kiện tối đa khi doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng sản xuất, thay đổi phương án kinh doanh

7. Hải quan phục vụ khu công nghiệp, thực hiện hải quan điện tử

8. Đảm bảo an ninh trật tự ngoài hàng rào doanh nghiệp, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản người lao động

9. Đảm bảo không có đình công, bãi công

10. Thành lập đường dây nóng để tiếp nhận thông tin và giải quyết kiến nghị từ doanh nghiệp

Cúp C1
上一篇:SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng
下一篇:Điểm lại một số nguyên nhân Việt Nam khống chế dịch Covid