【tỷ số bóng đá maroc】Có một ‘ông kẹ’ làm Hiệu trưởng giữa vùng quê
PV Chất lượng Việt Namvừa tiếp xúc được với hàng loạt các giáo viên trường THCS Thái Văn Nam (xã Kiểng Phước – huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) phản ánh hàng loạt các sai phạm của thầy Hiệu trưởng – ông Võ Công Sơn, dù đã tồn tại nhiều năm nay, nhưng thầy hoàn toàn không có biện pháp khắc phục hay được các cấp lãnh đạo giải quyết triệt để.
Giáo viên đóng tiền cho Hiệu trưởng tổ chức tiệc, mua quà tiếp khách
Lấy lý do nhà trường không có các khoản chi nào dành cho các buổi tiệc tập thể của hội đồng sư phạm nhân dịp các ngày lễ hàng năm, Hiệu trưởng Võ Công Sơn đã đề nghị các giáo viên trích lại một khoản tiền nhỏ từ tiền tăng thêm thu nhập của mỗi người để làm việc này.
Bảng công khai tiền đóng góp của giáo viên trích từ tiền tăng thêm thu nhập năm 2013 - 2014.
Các giáo viên cho biết, họ cũng đồng ý việc này, vì đây là hoạt động tập thể, tạo tinh thần đoàn kết sau một thời gian công tác ở trường. Tuy nhiên, trên thực tế, ông Sơn lại dùng số tiền này của giáo viên vào rất nhiều các khoản chi khác nhau, kể cả chi quà cáp, mua nước hay tổ chức tiệc cho khách về thăm và làm việc tại trường.
Cụ thể, các giáo viên đã cung cấp cho chúng tôi bảng công khai chi khoản tiền này của giáo viên trong 2 năm học, 2012 – 2013 và 2013 – 2014. Căn cứ vào bảng kê này có thể thấy, Hiệu trưởng đã dùng số tiền này vào rất nhiều khoản như: quà tặng cho các giáo viên khi nghỉ hưu, tiệc tiếp các đoàn kiểm tra, bồi dưỡng tết cho bảo vệ, chi tết cho đồn biên phòng….
Điều đáng nói, các khoản chi này chưa bao giờ được công khai các hóa đơn, chứng từ để chứng minh, cuối năm Hiệu trưởng chỉ trưng ra bảng công khai chi những khoản tiền nào.
Bảng công khai tiền đóng góp của giáo viên năm 2012 - 2013.
Trọng các cuộc họp của hội đồng sư phạm, hay tại nhiều cuộc họp khác, giáo viên đã liên tục có ý kiến về vấn đề này, nhưng ông Võ Công Sơn đã không thừa nhận các sai phạm của mình, khắc phục hậu quả do mình đã gây ra.
Giáo viên P khẳng định rằng: Nếu biết ông Võ Công Sơn sử dụng tiền của giáo viên vào những khoản tiền ‘trời ơi’ như vậy, chắc chắn sẽ không có bất cứ ai đồng ý, chấp nhận cho ông Sơn yêu cầu giáo viên trích lại khoản tiền từ tiền tăng thêm thu nhập.
Giáo viên bị phạt, Hiệu trưởng vẫn là lao động tiên tiến
Tại phiên họp của tập thể hội đồng sư phạm nhà trường hôm 1/9/2014 vừa qua, sau khi nghe kế toán nhà trường trình bày quy chế chi tiêu nội bộ của năm học, ông Sơn đã phát biểu trước hội đồng sư phạm: ““Các anh/chị nghe như ‘nước đổ đầu vịt’. Nhiều giáo viên cho rằng, câu nói của ông Sơn đã có ý xem thường, làm nhục các giáo viên.
Ngoài ra, trong các phiên họp của tập thể nhà trưởng, Hiệu trưởng Sơn thường hay đập bàn, không cho giáo viên phát biểu, có nhiều biểu hiện của thiếu đạo đức nhà giáo, mất dân chủ.
Trường THCS Thái Văn Nam, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang (Ảnh: H.T)
Vào năm học 2013 – 2014, với tư cách là người đứng đầu trường THCS Thái Văn Nam, ông Sơn đã lãnh đạo nhà trường có nhiều thiếu sót, sai lầm, thiếu quan tâm đôn đốc, chỉ đạo các giáo viên, dẫn tới nhiều giáo viên đã có hàng loạt các sai phạm trong việc dạy và học thêm, khiến nhiều giáo viên đã bị xử phạt hành chính, thấp nhất là 1,5 triệu đồng và cao nhất là 7,5 triệu đồng.
Song song đó, một giáo viên còn bị kỷ luật ở mức độ cảnh cáo, và bị phạt hành chính 7,5 triệu đồng.
Tuy nhiên, thay vì đứng ra nhận trách nhiệm là người đứng đầu đơn vị, nhưng ông Võ Công Sơn lại tự đưa tên mình, cùng với Phó Hiệu trưởng đề đạt được xét lao động tiên tiến (không thông qua hội đồng sư phạm và hội đồng thi đua của trường).
Kết quả, năm học đó, Hiệu trưởng và cả Phó Hiệu trưởng đều được bình chọn là lao động tiên tiến, được tặng thưởng 320.000 đồng, gây bất bình trong tập thể giáo viên, trái với luật thi đua, khen thưởng, và thiếu dân chủ, công khai trong nhà trường.
Không đứng lớp, nhưng vẫn nhận phụ cấp?
Bộ GD&ĐT đã quy định, Hiệu trưởng và cả Phó Hiệu trưởng ở các trường trung học đều phải đứng lớp (Hiệu trưởng 2 tiết/tuần, Phó Hiệu trưởng 4 tiết/tuần) để nhằm nắm thêm tình hình học tập của học, đánh giá được chương trình học, nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý thực tế tại nhà trường.
Như vậy, theo đúng quy định thì Hiệu trưởng phải đứng lớp 74 tiết học trong cả năm học. Nếu đáp ứng được yêu cầu này thì Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng sẽ nhận được thêm phụ cấp 30% của lương, gọi là phụ cấp ưu đãi.
Nhưng trên thực tế, đối với Hiệu trưởng ‘coi trời bằng vung’ Võ Công Sơn thì khác. Năm học 2012 – 2013, Hiệu trưởng Võ Công Sơn chỉ tập trung toàn bộ học sinh lớp 9, thực hiện dạy hướng nghiệp trong 1 buổi duy nhất (dưới 2 tiết) ở học kỳ 1. Tệ hơn nữa, năm học 2013 – 2014, ông Sơn không tập trung học sinh bất kỳ ngày nào.
Còn đối với năm nay, cho tới này đã hết 17 tuần học, nhưng ông Hiệu trưởng chỉ đứng lớp, dạy hướng nghiệp chỉ duy nhất 30 phút (từ lớp 9/2 đến 9/7), ngày chủ nhật (19/10/2014) và ngày chủ nhật (2/11/2014) cho học sinh 2 lớp 9/1 và 9/2.
Mặt khác, khi thực hiện hoạt động giảng dạy này, ông Sơn hoàn toàn không có kế hoạch giảng dạy, soạn bài, không thực hiện bất kỳ hoạt động giáo dục nào khác.
Tập thể hội đồng sư phạm trường THCS Thái Văn Nam cho rằng, Hiệu trưởng Võ Công Sơn đã cố tình thực hiện các hành vi gian dối trong giờ giấc làm việc, làm sai trái trong đường lối chính sách của pháp luật, của ngành, hưởng lợi bất chính từ phụ cấp đứng lớp của Hiệu trưởng từ nguồn ngân sách của Nhà nước, làm trái quy định của lãnh đạo, làm sai lệch chương trình, kế hoạch hướng nghiệp của học sinh lớp 9.
Chúng tôi sẽ còn tiếp tục chuyển tới bạn đọc các thông tin tiếp theo của vụ việc này.
Hà Trang