发布时间:2025-01-10 20:00:56 来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá
Ngày 16/8,ộdiệnnhữngDNthoáivốngiaiđoạlịch thi đấu giải hạng nhất pháp dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Chính phủ sẽ họp và có quyết định cuối cùng. Việc ban hành danh mục lúc này vô cùng quan trọng, bởi nó nêu đích danh DN phải thực hiện, thời gian nào, số vốn thoái bao nhiêu, tránh tình trạng trốn tránh như lâu nay.
Sẽ thoái vốn tại 436 DN
Theo dự thảo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sẽ có 436 DN có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017 - 2020. Theo đó, năm 2017 thoái vốn tại 161 DN; năm 2018: 185 DN; năm 2019: 65 DN; năm 2020: 25 DN.
Trong năm 2017, trung bình mỗi bộ, ngành địa phương có từ 1 - 4 DN thoái vốn. Một số bộ, địa phương có số DN cần thoái vốn nhiều là: Bộ Công thương 4 DN; Bộ Giao thông vận tải 7 DN, Bộ Xây dựng 9 DN, UBND TP. Hà Nội 17 DN; Bắc Giang 11 DN, Bình Định 9 DN; Nghệ An 6 DN... Các DN bộ, ngành địa phương chuyển về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) để tiến hành thoái vốn là 11 DN. Trong đó, có một số DN lớn sẽ thoái vốn như Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) sẽ thoái 20% vốn điều lệ. Tổng công ty Sông Hồng thoái 35% vốn điều lệ; Tổng công ty CP Đầu tư phát triển xây dựng (DIC) thoái 49,65% vốn điều lệ, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội 47,8%...
Riêng năm 2018, địa phương thoái vốn nhiều nhất vẫn là Hà Nội với 17 DN. Đáng lưu ý trong năm này là số DN chuyển về SCIC để thoái vốn cao hơn với 48 DN. Năm 2018, có rất nhiều DN quy mô lớn tiến hành thoái vốn như: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam thoái với tỷ lệ 24,86%; Tổng công ty CP Xây dựng công nghiệp Việt Nam: 16,75%; Tổng công ty Hàng không Việt Nam: 15,16%; Tổng công ty CP Sông Hồng: 38%; Tổng công ty Lắp máy Việt Nam 46,88%...
Sabeco, Habeco, DN quân đội... theo phương án riêng
Theo dự thảo, có nhiều đơn vị thực hiện thoái vốn theo phương án riêng, không đưa vào danh mục này. Đó là các công ty nông, lâm nghiệp và các công ty thành viên của tập đoàn kinh tế, tổng công ty chưa thực hiện cổ phần hóa; DN thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, SCIC, Tổng công ty Bia -Rượu - Nước giải khát Hà Nội, Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn, Bệnh viện Giao thông vận tải, Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam, Công ty Đầu tư Tháp truyền hình Việt Nam và các DN khác có danh sách kèm theo.
Để đạt kết quả theo danh mục được phê duyệt, Dự thảo cũng quy rõ trách nhiệm cho các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND cấp tỉnh. Theo đó, bên cạnh việc thực hiện nghiêm quy định, các “tư lệnh” này còn có quyền điều chỉnh sớm tiến độ và tăng tỷ lệ thoái vốn so với tỷ lệ tối thiểu hàng năm đã được phê duyệt; bổ sung thêm DN thực hiện thoái vốn sớm hơn nhưng cần đảm bảo hiệu quả. Đặc biệt, tỷ lệ thoái và tổng số thu từ thoái vốn vào cuối kỳ đạt đúng theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Dự thảo cũng nêu rõ, trong điều kiện thị trường không thuận lợi, tính đặc thù khách quan của từng bộ, ngành, UBND cấp tỉnh dẫn đến việc không thể thực hiện thoái vốn theo kế hoạch, bộ trưởng, chủ tịch UBND cấp tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Bên cạnh đó, trước ngày 25 tháng cuối của quý và trước ngày 25/12 hàng năm, các đơn vị này phải gửi báo cáo về tình hình triển khai thực hiện đến Bộ Tài chính để tổng hợp, theo dõi. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan có trách nhiệm hàng năm thực hiện rà soát và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục DN có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017 - 2020 cho phù hợp.
Bộ Tài chính chủ trì theo dõi, đôn đốc và giám sát tình hình thoái vốn nhà nước Theo dự thảo, Bộ Tài chính được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển DN để theo dõi, đôn đốc và giám sát tình hình thoái vốn nhà nước tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương. Theo đó, định kỳ hàng quý, hàng năm, Bộ Tài chính tổng hợp kết quả thoái vốn trên phạm vi cả nước để báo cáo Thủ tướng Chính phủ. |
Hà Minh
相关文章
随便看看