【bảng xếp hạng đưc】Triển vọng tăng trưởng năm 2023 đối mặt nhiều thách thức
Kinh tế Việt Nam có một năm phục hồi “bùng nổ”
Theểnvọngtăngtrưởngnămđốimặtnhiềutháchthứbảng xếp hạng đưco số liệu của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng GDP của nền kinh tế Việt Nam năm 2022 ước đạt 8,02% so với năm trước, cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2022. Lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2022 tăng 3,15% so với năm trước, thấp hơn mức tăng 3,54% và 3,23% của các năm 2018 và 2020. Hoạt động sản xuất, kinh doanh phục hồi nhanh ở cả 3 khu vực của nền kinh tế, số lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường tăng cao…
“Với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế, tạo đà hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2022 và giai đoạn 2021 - 2025 mà Nghị quyết Đại hội XIII đề ra, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương theo dõi sát sao tình hình, sự thay đổi chính sách của các nước để kịp thời ban hành các chính sách tiền tệ, tài khóa và các giải pháp vĩ mô phù hợp. Đồng thời, triển khai tích cực, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết 01/NQ-CP, Nghị quyết 02/NQ-CP, Nghị quyết 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ đó, nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo” - bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nhấn mạnh.
Ngân hàng HSBC, trong báo cáo mới công bố cũng đánh giá, 2022 là một năm phục hồi “bùng nổ”, giúp Việt Nam tiếp tục là một trong những nước tăng trưởng vượt trội ở châu Á. Tuy nhiên, trước những rủi ro đang ngày một lớn dần với nền kinh tế thế giới, nhiều chuyên gia dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam năm 2023 sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.
Nguồn: Tổng cục Thống kê |
Ông Andrea Coppola - chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam mới đây nhận định, đây là thời điểm đầy thách thức đối với nền kinh tế toàn cầu.
Với tăng trưởng toàn cầu vốn đã yếu, các cú sốc tiêu cực bổ sung có thể đẩy nền kinh tế toàn cầu vào suy thoái vào năm 2023. Có 5 nguồn rủi ro chính có thể thành hiện thực trong những tháng tiếp theo là: chính sách thắt chặt tiền tệ bổ sung; áp lực dòng vốn với các thị trường mới nổi; hoạt động kinh tế yếu hơn mức dự kiến ở Trung Quốc; căng thẳng địa chính trị khiến một số quốc gia định hướng lại chuỗi cung ứng khiến giá cả cao hơn; biến đổi khí hậu toàn cầu tăng tốc. “Nếu một hoặc nhiều rủi ro trong số này thành hiện thực, chúng ta có thể hướng tới một cuộc suy thoái toàn cầu vào năm 2023” - chuyên gia Kinh tế trưởng của WB dự báo.
Từ nhận định này, ông Andrea Coppola nhận xét: “Chính phủ có một nhiệm vụ rất khó khăn và rất quan trọng để giảm thiểu tác động đến nền kinh tế Việt Nam, biến tình hình đầy thách thức này thành cơ hội hiện đại hóa và tăng cường hơn nữa quản trị kinh tế, thúc đẩy ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế”.
Nhiều rủi ro từ kinh tế toàn cầu
Theo Ngân hàng HSBC, rủi ro lớn nhất đối với tăng trưởng của Việt Nam năm tới là những khó khăn trong thương mại ngày càng gia tăng. Việt Nam không tránh khỏi những tác động do đợt thương mại toàn cầu chậm lại đáng kể này, nói cách khác, giai đoạn “chững lại” đã tới. Kể từ khi xảy ra những căng thẳng thương mại Mỹ và Trung Quốc, Việt Nam là một trong những nước hưởng lợi nhiều nhất xét về thương mại và chuyển hướng đầu tư nước ngoài, đặc biệt thúc đẩy thị phần xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Do đó Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều hơn khi kinh tế Mỹ suy giảm.
Các rủi ro khác đến từ áp lực tăng giá năng lượng. Mặc dù đã giảm so với đỉnh trong tháng 6, giá xăng vẫn ở mức cao. Để giảm rủi ro của việc dự trữ nhiên liệu nhập từ nước ngoài vốn tiềm tàng nhiều biến động, Chính phủ đã chỉ đạo các các nhà máy lọc dầu trong nước và các doanh nghiệp nhà nước có kế hoạch tăng cường nhập khẩu năng lượng trong ít nhất 6 tháng đầu năm 2023. Động thái này nhiều khả năng sẽ siết lại lợi thế tài khoản vãng lai của Việt Nam do chi phí nhập khẩu tăng cao hơn. HSBC dự báo, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ nâng lãi suất tái cấp vốn 50 điểm cơ sở trong quý I/2023 và quý II/2023, nâng lãi suất tái cấp vốn lên 7,0% vào giữa năm 2023.
Trước những khó khăn này, một số tổ chức đã hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam. Khi những hiệu ứng do mở cửa trở lại nhạt dần đi và tác động của lạm phát cao bắt đầu ảnh hưởng. HSBC dự báo tăng trưởng năm 2023 sẽ chậm lại ở mức 5,8%, thấp hơn dự báo cũ là 6%. Tương tự, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng đã hạ dự báo tăng trưởng năm 2023 xuống còn 6,3%, thấp hơn 0,4 điểm phần trăm so với dự báo trước đó. Ông Andrew Jeffries - Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam cho rằng, những khó khăn của năm 2023 bao gồm việc thắt chặt tiền tệ, nhu cầu toàn cầu suy yếu với hàng xuất khẩu của Việt Nam và những bất thường trên thị trường trái phiếu.
Nhà đầu tư ngoại vẫn tin tưởng và tăng đầu tư vào Việt Nam Theo Ngân hàng HSBC, bất chấp những "cơn gió ngược" có tính chu kỳ, các doanh nghiệp vẫn tiếp tục đầu tư vào Việt Nam. Các tập đoàn công nghệ lớn như Samsung và LG gần đây công bố, họ sẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam, càng cho thấy sự hấp dẫn lâu dài của Việt Nam. Một điểm sáng tích cực nữa là nhu cầu trong nước hồi phục, nhờ thị trường lao động khả quan hơn. |
Để giải quyết áp lực từ việc thắt chặt tiền tệ bổ sung của Mỹ, chuyên gia kinh tế trưởng của WB đề xuất, NHNN có thể xem xét điều hành linh hoạt hơn nữa tỷ giá hối đoái, bao gồm cả khả năng tăng tốc độ mất giá của tỷ giá tham chiếu. Với sự tồn tại dai dẳng của áp lực tỷ giá hối đoái, việc bán ngoại hối trực tiếp chỉ nên được sử dụng rất thận trọng để bảo toàn dự trữ quốc tế.
Trong trường hợp việc tăng nhanh hơn tính linh hoạt của tỷ giá dẫn đến lạm phát tăng đáng kể và kỳ vọng lạm phát tăng, NHNN có thể xem xét sử dụng công cụ lãi suất tham chiếu. Tuy nhiên, dư địa chính sách còn lại bị hạn chế vì lãi suất đã cao. Trong trung hạn, các nhà chức trách có thể hiện đại hóa chính sách tiền tệ của Việt Nam bằng cách thúc đẩy quá trình chuyển đổi dần dần sang cơ chế điều hành theo mục tiêu lạm phát.
Đối với chính sách tài khóa, thách thức chính trong năm 2023 sẽ là tìm cách tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh lạm phát. Ông Andrea Coppola cho rằng, các nhà quản lý có thể đồng thời xem xét kiểm soát chi tiêu công trong khi ưu tiên chi tiêu cho phát triển nguồn nhân lực và đẩy nhanh việc thực hiện chương trình đầu tư công được lựa chọn với tác động dự kiến cao nhất đến tăng trưởng kinh tế.
“Cần đổi mới và củng cố các cơ chế lựa chọn ưu tiên và đánh giá hiệu quả của các dự án đầu tư công nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của chi tiêu công. Hiệu quả quản lý đầu tư công cũng có thể được cải thiện bằng cách tăng cường hơn nữa chất lượng dự án ở khâu lựa chọn và quản lý chi phí và ước tính lợi ích, bao gồm cả khi xem xét chi phí thu hồi đất và tái định cư” - ông Andrea Coppola đề xuất.
Đẩy mạnh cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh sẽ giúp Việt Nam tiếp tục tăng trưởng Giải pháp quan trọng được nhiều chuyên gia lưu ý để hỗ trợ tăng trưởng trong trung và dài hạn là tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh. TS. Nguyễn Đình Cung đề xuất, Chính phủ tiếp tục tập trung mạnh vào cải cách thể chế, nhất quán theo thị trường và nâng cao hiệu quả, năng lực quản trị quốc gia, quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, việc ổn định kinh tế vĩ mô là điều cần thiết, tuy nhiên nên điều hành linh hoạt hơn bởi "những bất lợi của Việt Nam chủ yếu do tác động bên ngoài, là thứ chúng ta không kiểm soát được. Do đó, việc điều hành nên theo hướng thị trường hơn”. Theo ông Fred Mcmahon, Chủ trì nghiên cứu về tự do kinh tế tại Viện Fraser (Canada), việc cải thiện thể chế, thúc đẩy tự do kinh doanh là yêu cầu tất yếu lúc này của Việt Nam. Muốn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng GDP nhanh hơn, bền vững hơn, không còn cách nào khác là Việt Nam cần phải tập trung cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh. |
相关文章
- TTXVN2025-01-25
Đà Nẵng: Đẩy mạnh chiến dịch thu hút khách du lịch
Đà Nẵng thực hiện chuỗi các chiến dịch truyền thông du lịch nhằm phục hồi khách du lịch nội địa sau2025-01-25Thu Thủy hát về tình yêu đổ vỡ
Thu Thủy hát về tình yêu đổ vỡ MV 'Có thế thôi đó' quay tại Đà Lạt của Thu ThủyMV Có thế thôi đócủa2025-01-25Lịch tạm ngừng cung cấp điện từ ngày 04
1. Thứ bảy 04/01/2025:*Tân Trụ: Một phần xã Tân Phước Tây từ 7h30 đến 16h30; xã Quê Mỹ Thạnh, Tân Bì2025-01-25Triều Tiên ca mắc mới mới đứng đầu thế giới; Nguy cơ máu đông trong phổi sau nhiễm
Kiểm tra thân nhiệt nhằm ngăn chặn sự lây nhiễm của dịch COVID-19 tại một trường học ở Bình Nhưỡng,2025-01-25
最新评论