当前位置:首页 > Cúp C2

【tỷ số bóng đá giải ngoại hạng anh hôm nay】Doanh nghiệp thủy sản nâng cao chất lượng XK

doanh nghiep thuy san nang cao chat luong xk

Chế biến cá ngừ xuất khẩu. Ảnh: Thu Hòa.

Chất lượng là hàng đầu

Theệpthủysảnnângcaochấtlượtỷ số bóng đá giải ngoại hạng anh hôm nayo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), nói đến xuất khẩu thủy sản chắc chắn vấn đề chất lượng là yếu tố then chốt, hàng đầu. Đây là yếu tố sống còn và là động lực để phát triển. Khi chúng ta có sản phẩm tốt, an toàn chắc chắn có thị phần tốt trên thị trường. Một lợi thế đối với thủy sản xuất khẩu của Việt Nam là thị trường châu Âu đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong vấn đề khống chế chất kháng sinh trong sản phẩm nên người tiêu dùng ở châu Âu đã quay trở lại với các sản phẩm thủy sản Việt Nam, góp phần vào mức tăng trưởng chung của kim ngạch xuất khẩu năm qua.

Trong kết quả đạt được năm 2017, mặt hàng tôm nổi lên như một hiện tượng, đem lại lượng ngoại tệ gần 3,8 tỷ USD. Trong đó, các mặt hàng chế biến sâu từ tôm chiếm tỷ trọng hơn 50%. Điều này cho thấy thị trường thế giới đang hút các mặt hàng giá trị gia tăng và đây tiếp tục là xu thế mà các DN Việt Nam đang nỗ lực để làm sao trên cùng một đơn vị sản phẩm có được giá bán tốt hơn. Thực tế, tôm Việt Nam vẫn cạnh tranh mạnh với hai đối thủ chính là Ấn Độ và Thái Lan. Tuy nhiên, Việt Nam có nhiều lợi thế về quy trình và công nghệ chế biến do được đầu tư khá bài bản từ lâu và hiện đang phát huy tác dụng. Trong khi đó, xu thế thị trường thế giới với mặt hàng tôm là đòi hỏi chế biến sâu, nhiều giá trị gia tăng nên với khả năng và vị thế của Việt Nam hiện nay hoàn toàn có thể giành được thị phần đáng kể.

Theo ông Trương Đình Hòe, các rào cản kỹ thuật từ các nước vẫn liên tục xuất hiện, ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Để vượt qua các yếu tố này, điều quan trọng là Việt Nam vẫn phải nỗ lực, kiên trì thực hiện các biện pháp để hạn chế tối đa tác động tiêu cực. Bên cạnh đó, các DN còn có sự đồng hành, sát cánh của Chính phủ, bộ ngành trong quá trình giải quyết các vấn đề tồn đọng hiện nay như hóa chất kháng sinh, tạp chất, khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

Mở rộng thị trường

Theo lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Việt Nam đang khai thác tốt hơn thị trường truyền thống Mỹ, EU và những thị trường mà nước ta có lợi thế khi có hiệp định thương mại tự do như Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản. Các thị trường chính cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, chiếm 55,3% tổng giá trị xuất khẩu cá và động vật giáp xác có vỏ. Trung Quốc là thị trường có mức tăng trưởng cao nhất năm 2017 với 64,4%. Hà Lan (48,6%), Anh (36,4%), Hàn Quốc (29,1%), Canada (22,3%) và Nhật Bản (20%).

Ông Trương Đình Hòe nhận định, ngoài các thị trường truyền thống, thị trường Trung Quốc tiếp tục là bệ đỡ tăng trưởng tốt cho doanh nghiệp, nhưng cần lưu ý không nên bất chấp xuất khẩu bằng mọi giá. Cần đánh giá đúng nhu cầu của thị trường Trung Quốc để cung cấp những sản phẩm phù hợp và nên đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch vào thị trường này. Với thị trường Mỹ, chắc chắn doanh nghiệp Việt Nam phải tạo niềm tin về chất lượng để vượt qua các rào cản kỹ thuật của nước này.

Về phía cơ quan quản lý, bên cạnh việc triển khai thực hiện tốt Luật Thủy sản, VASEP sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị tổ chức đào tạo, hướng dẫn DN nắm chắc các quy định pháp luật để thực hiện cho đúng và chặt chẽ. Mới đây, tại Hội thảo “Các lưu ý về hình sự hóa trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thủy sản từ năm 2018”, PGS, TS. Cao Thị Oanh, ĐH Luật Hà Nội đã giới thiệu với các DN các vấn đề liên quan đến Bộ luật Hình sự năm 2015 (có hiệu lực từ 1/1/2018), có liên quan trực tiếp đến hoạt động của các DN thủy sản như: Phương pháp nhận dạng và phòng ngừa (tội về trốn thuế, tội về trốn đóng bảo hiểm, tội về sa thải lao động trái pháp luật, tội về môi trường, tội về chức vụ,...) và đặc biệt hơn là đưa ra các giải pháp cho DN để có thể giải quyết được các vấn đề hình sự trong kinh doanh thủy sản…

Với việc nắm bắt và nỗ lực giải quyết các vấn đề nói trên, cùng với đó là các điều kiện thuận lợi như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được phê chuẩn đã tạo ra một hành lang pháp lý và môi trường kinh doanh tốt hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Cho nên, việc thực hiện mục tiêu giá trị kim ngạch xuất khẩu vượt qua mốc 8,5 tỷ USD trong năm 2018 hoàn toàn có thể đạt được”- ông Trương Đình Hòe khẳng định.

分享到: