当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【sapporo đấu với kawasaki】Điểm báo Cà Mau số cuối tuần ngày 09/01/2016

Báo Cà MauTrong các món ăn của người Khmer, có lẽ gần gũi và quen thuộc nhất là món cốm dẹp, đây là món truyền thống được làm từ lúa nếp. Cốm dẹp còn là vật phẩm để cúng thần Mặt trăng vào rằm tháng 10 âm lịch hằng năm, trong lễ hội Ok Ombok để tạ ơn trời đất phù hộ cho mưa thuận gió hoà, việc trồng trọt, chăn nuôi được thuận lợi. Quết cốm dẹp là công việc đòi hỏi phải có nhiều người, những buổi quết cốm dẹp trở thành những buổi sinh hoạt cộng đồng vừa tạo không khí vui tươi, đoàn kết vừa đậm đà bản sắc dân tộc. Bài Cốm dẹp trong đời sống đồng bào Khmer, trên trang 2.

Trong các món ăn của người Khmer, có lẽ gần gũi và quen thuộc nhất là món cốm dẹp, đây là món truyền thống được làm từ lúa nếp. Cốm dẹp còn là vật phẩm để cúng thần Mặt trăng vào rằm tháng 10 âm lịch hằng năm, trong lễ hội Ok Ombok để tạ ơn trời đất phù hộ cho mưa thuận gió hoà, việc trồng trọt, chăn nuôi được thuận lợi. Quết cốm dẹp là công việc đòi hỏi phải có nhiều người, những buổi quết cốm dẹp trở thành những buổi sinh hoạt cộng đồng vừa tạo không khí vui tươi, đoàn kết vừa đậm đà bản sắc dân tộc. BàiCốm dẹp trong đời sống đồng bào Khmer, trên trang 2.

Đến bây giờ, nhiều người vẫn chưa hiểu được hoạt động của một bộ phận “tuyệt đối bí mật” góp phần bẻ gãy nhiều kế hoạch hành quân, truy quét của địch, góp phần bảo vệ an toàn các khu căn cứ cách mạng, góp phần làm nên chiến thắng vẻ vang giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Cũng vì nó “quá bí mật” nên sau 40 năm kể từ ngày giải phóng, Viễn thông Cà Mau mới tổ chức sưu tầm và sự thật tuyệt vời về bộ phận này được hiện rõ dần. Họ là những người làm công tác trinh sát kỹ thuật, còn gọi là mã thám. Có người gọi họ là những “nhà điêu khắc thầm lặng”, bởi họ đã khắc hoạ vào lịch sử dân tộc những đường nét hào hùng và độc đáo. Bài Những “nhà điêu khắc” thầm lặng,trên trang 3. 

Quê hương đã ăn sâu vào máu thịt của tôi. Làm sao tôi quên được con sông trước nhà mình mà tôi cùng những đứa bạn cùng lặn ngụp. Rồi những buổi chiều tà, ngồi ở cửa sau đợi má đi ruộng về để má cho vài con cua đồng, con ốc lát mà tình cờ má bắt được lúc làm cỏ bờ. Chỉ chờ có vậy, anh em tôi liền chạy ra sau vườn lấy rơm, đem ra bờ sông đốt lửa nướng. Lửa lớn, con nào con nấy khét nghẹt, có con gần thành than, vậy mà đứa nào cũng kêu ngon. Một lát sau thì mặt đứa nào cũng lem luốc. Hết ốc để ăn thì đứng lên hô, một, hai, ba, nhảy đùng xuống sông lặn ngụp thoả thích. Những ký ức ấy được chia sẻ trong bài Nhớ quê,trên trang 7.

Gọi là đáy khơi vì đáy đóng tít ngoài biển khơi, cách bờ khoảng 20 cây số. Đây là nghề đặc trưng của người dân xứ Rạch Gốc. Trong nghề đáy khơi, cực nhất là bạn chòi. Bất chấp hiểm nguy, bất chấp ngày đêm, nắng mưa, sóng to, gió lớn, bạn chòi vẫn phải đương đầu để mang về những mẻ cá tươi… Nghề đáy khơi không chỉ mang về nguồn sống cho người dân Rạch Gốc mà còn góp phần tạo sinh kế cho nhiều lao động các tỉnh trong vùng. Bài Đáy khơi mùa chướng,trên trang 11.

Chi tiết, mời quý vị và các bạn tìm đọc trên báo Cà Mau số ra hôm nay!./.

分享到: