当前位置:首页 > Thể thao > 【soi kèo atletico mineiro】“Cởi trói” chính sách để trái phiếu Chính phủ hút nhà đầu tư ngoại

【soi kèo atletico mineiro】“Cởi trói” chính sách để trái phiếu Chính phủ hút nhà đầu tư ngoại

2025-01-10 07:49:33 [Cúp C1] 来源:88Point

coi troi chinh sach de trai phieu chinh phu hut nha dau tu ngoai

Lãnh đạo HNX vinh danh các thành viên đấu thầu TPCP tiêu biểu năm 2014. Ảnh: T.HẰNG

Tuy nhiên,ởitróichínhsáchđểtráiphiếuChínhphủhútnhàđầutưngoạsoi kèo atletico mineiro để đạt mục tiêu tăng tỷ trọng dư nợ trái phiếu/GDP vào khoảng 38% GDP thì cần có các cơ chế ưu đãi tài chính cũng như thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường hơn nữa.

Nhà đầu tư ngoại còn khiêm tốn

Nhìn vào kết quả huy động vốn thông qua đấu thầu TPCP trong 5 năm (2009-2014) cho thấy quy mô phát hành tăng trưởng qua các năm, với tổng số tiền huy động thành công hơn 600 nghìn tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước (NSNN). Giá trị huy động qua đấu thầu tăng mạnh từ mức 28,317 tỷ đồng năm 2010 lên mức 167,589 tỷ đồng năm 2012 và đạt mức 240,840 tỷ đồng năm 2014. Quy mô niêm yết trên thị trường tăng trưởng liên tục, ổn định và bền vững, đạt mức 691,206 tỷ đồng (bao gồm TPCP, TPCP bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương và tín phiếu kho bạc). So với thời điểm năm 2009, quy mô thị trường đã tăng gấp 4 lần; quy mô niêm yết bình quân toàn thị trường trên từng mã đạt gần 1,254 tỷ đồng/mã tăng tới 3,93 lần so với mức 319 tỷ đồng/mã năm 2009.

Năm 2015, Bộ Tài chính đã giao cho Kho bạc Nhà nước (KBNN) chỉ tiêu huy động vốn thông qua phát hành TPCP là 250 nghìn tỷ đồng. Ngay trong tháng 1, đã huy động được hơn 25,5 nghìn tỷ đồng và trong tháng 2 đã tổ chức 16 phiên đấu thầu, huy động được hơn 24,5 nghìn tỷ đồng (trong đó, KBNN huy động được 22.974 tỷ đồng, Ngân hàng Chính sách Xã hội huy động được 1.600 tỷ đồng).

Tuy nhiên, đằng sau những thành công của thị trường TPCP thì thời gian qua, thị trường đã bộc lộ không ít hạn chế đã được Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (đơn vị duy nhất được giao tổ chức phiên đấu thầu trái phiếu) chỉ ra như: Công cụ giao dịch còn đơn điệu, chủ yếu là giao dịch thông thường (outrights) và giao dịch mua bán lại (Repo). Mặt khác, cơ cấu nhà đầu tư chưa phát triển, hiện chủ yếu tập trung ở khối ngân hàng thương mại và công ty chứng khoán. Sự tham gia của khối quỹ đầu tư, bảo hiểm, vốn là khách hàng tiềm năng của thị trường trái phiếu rất thấp. Nhà đầu tư nước ngoài sau đợt thoái vốn ồ ạt vào năm 2008 đã bắt đầu quay lại với thị trường nhưng tỷ lệ còn thấp (chiếm 15,11% tỷ trọng giao dịch trái phiếu và tín phiếu). Hệ thống thông tin tuy đã có sự cập nhật tức thời, thường xuyên nhưng thông tin cung cấp còn đơn điệu, chủ yếu mang tính chất tổng quát, công bố, chưa có các thông tin phân tích chuyên sâu, phục vụ công tác đánh giá, nhận định xu hướng thị trường, gợi ý chính sách.

Theo nhận định của Tổng Thư ký Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) Đỗ Ngọc Quỳnh, để hoàn thành các mục tiêu đặt ra tại Quyết định 261/QĐ-BTC của Bộ Tài chính phê duyệt “Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam đến năm 2020” là không dễ dàng. Nguyên nhân được ông Đỗ Ngọc Quỳnh chỉ ra như: Quy mô thị trường còn bé (gần 20% GDP so với mục tiêu 38% GDP); kỳ hạn TPCP phát hành giai đoạn 2011-2015 được kéo dài nhưng vẫn thấp hơn so với mục tiêu đề ra (3,9 năm so với mục tiêu 4-6 năm) và kỳ hạn bình quân của danh mục trái phiếu đang lưu hành thì hiện chỉ quanh khoảng 2,87 năm; tỷ trọng trái phiếu nắm giữ bởi nhóm nhà đầu tư là công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí và công ty quản lý quỹ hầu như chưa có sự cải thiện đáng kể, quanh mức 12-13% (mức mục tiêu 20%).

“Đồng thời, sự hạn chế này cũng được thể hiện rõ khi đặt trong tổng thể thị trường tài chính Việt Nam và khi đặt trong tương quan với các nước trong khu vực và trên thế giới. Với giá trị vốn hóa xấp xỉ 38 tỷ USD, quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam vẫn còn có một khoảng cách khá xa so với nhiều nước trong khu vực như Philippines 102 tỷ USD (tương đương 37,6% GDP), Thái Lan 282 tỷ USD (tương đương 76,3% GDP), Hàn Quốc 1.758 tỷ USD (tương đương 122,1% GDP). Do vậy, nếu đặt trong tổng thể thị trường tài chính Việt Nam thì có thể thấy tỷ trọng của thị trường trái phiếu nói chung và TPCP nói riêng vẫn còn nhỏ bé so với 2 cấu phần còn lại là tín dụng của hệ thống ngân hàng (100% GDP) và thị trường cổ phiếu (31,5% GDP)”- ông Đỗ Ngọc Quỳnh nói.

Tạo lực đẩy

Theo Tổng giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) Trần Văn Dũng, trong năm 2015, HNX sẽ thực hiện nhiều giải pháp về mặt hàng hóa và công cụ giao dịch nhằm tạo lực đẩy trên thị trường TPCP. Cụ thể, trên thị trường sơ cấp, HNX sẽ tập trung phối hợp với KBNN phát triển sản phẩm trái phiếu không trả lãi định kỳ (Zero Coupon Bond). Trên thị trường thứ cấp, sẽ nghiên cứu đưa vào giao dịch công cụ Repo, trước mắt là Sell Buy Back Repo. Ngoài ra, các công cụ khác như Strip Bond, sản phẩm khác như: Trái phiếu lãi suất thả nổi theo lạm phát (Inflation-linked Bond) cũng sẽ được HNX phối hợp với KBNN nghiên cứu triển khai từng bước.

“HNX sẽ đẩy mạnh công tác phối hợp, triển khai tái cấu trúc kỳ hạn thông qua việc thực hiện hoán đổi kỳ hạn, tái cấu trúc các kỳ hạn ngắn hướng tới các kỳ hạn dài, giảm áp lực trả nợ cho ngân sách Nhà nước. Mở rộng việc phát hành theo hình thức lô lớn, trước mắt thực hiện phát hành lô lớn đối với TPCP bảo lãnh do Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành”- ông Trần Văn Dũng cho hay.

Trong năm 2015, HNX tiếp tục đầu tư cơ bản nhằm bổ sung tiện ích, tính năng mới cho các công cụ giao dịch trên hệ thống kỹ thuật hiện có, trong đó tập trung vào việc phòng ngừa rủi ro và mở rộng kết nối với thành viên thị trường. Trên hệ thống thông tin, sẽ bổ sung các tiện ích quản lý luồng thông tin và đa dạng hóa các thông tin phân tích chuyên sâu.

Triển khai kế hoạch phát triển thị trường phái sinh TPCP thông qua việc cùng với Trung tâm lưu ký chứng khoán và thành viên triển khai xây dưng cơ sở pháp lý, hệ thống công nghệ chuẩn bị các điều kiện khác cho thị trường phái sinh TPCP để thị trường phái sinh TPCP dự kiến đưa vào hoạt động năm 2016.

Bên cạnh đó, HNX kiến nghị Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét và ban hành những cơ chế tài chính khuyến khích gắn với các chương trình phát triển thị trường, đặc biệt là các cơ chế về ưu đãi tài chính, ưu đãi phí như phí giao dịch repos (phân cấp phí theo kỳ hạn), ưu đãi về tài chính khi thực hiện chức năng tạo lập thị trường, các ưu đãi tài chính khuyến khích các tổ chức như quỹ đầu tư, bảo hiểm …, cũng như nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường. Mặt khác, để đảm bảo cho thị trường phát triển ổn định và đóng góp cho sự phát triển kinh tế vĩ mô, HNX kiến nghị các cơ quan quản lý trình Chính phủ xin phép Quốc hội cho vận dụng linh hoạt phát hành TPCP kỳ hạn dưới 5 năm để tạo chuẩn cho thị trường nợ và công cụ cho điều hành chính sách tiền tệ.

Còn theo ông Đỗ Ngọc Quỳnh, VBMA cũng có văn bản đề nghị cơ quan quản lý Nhà nước cần tiếp tục thực thi các biện pháp nâng cao chất lượng hàng hóa thông qua việc đẩy mạnh phát hành lô lớn và cơ cấu giảm số mã lưu hành. Tập trung đẩy nhanh dự án các Nhà đầu tư trái phiếu cấp I (PD), tạo tính định hướng cho sự phát triển chung của thị trường từ nền tảng thành viên đấu thầu trái phiếu chính phủ hiện tại. Làm rõ quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của các PD đồng thời chuẩn hóa các điều kiện để hệ thống PD có thể hoạt động hiệu quả. Tiếp tục đẩy nhanh việc đa dạng hóa hệ thống sản phẩm cho thị trường TPCP, trước hết là sản phẩm phái sinh cơ bản như bán khống, bán trước khi trái phiếu về tài khoán, giao dịch tương lai… nhằm có công cụ để nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro và tăng tính hấp dẫn cho thị trường.

“Bộ Tài chính nên xem xét giảm các loại phí giao dịch trái phiếu phù hợp với quy mô phát triển của thị trường. Ví dụ như một trong những hạn chế cho sự phát triển của thị trường repo vào thời điểm hiện nay là do mức phí giao dịch cao, kém hấp dẫn hơn so với các giao dịch tiền tệ liên ngân hàng thông thường” - ông Đỗ Ngọc Quỳnh nhấn mạnh.

Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, ông Trịnh Hoài Giang:

Chuyển thanh toán trái phiếu về Ngân hàng Nhà nước

Các giao dịch outright và repo TPCP đã được tách biệt với giao dịch cổ phiếu trên HNX, nhưng vẫn sử dụng chung hệ thống thanh toán các cổ phiếu niêm yết theo cơ chế thanh toán theo lô vào cuối ngày giao dịch. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước cần đẩy nhanh dự án chuyển thanh toán tiền cho các giao dịch TPCP về Ngân hàng Nhà nước, đồng thời đẩy nhanh dự án sử dụng hợp đồng chuẩn cho các giao dịch repo nhằm giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn và tạo cơ chế thanh toán an toàn, ổn định cho thị trường.

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

推荐文章
热点阅读