【ket. qua. bong da】Hiệu quả từ thanh tra, kiểm tra theo phương pháp quản lý rủi ro

作者:La liga 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 14:27:35 评论数:

Từ năm 2020,ệuquảtừthanhtrakiểmtratheophươngphápquảnlýrủ<strong>ket. qua. bong da</strong> ngành Thuế đã tăng cường kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế

Từ năm 2020, ngành Thuế đã tăng cường kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế thay vì kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế. Ảnh: Nhật Minh

Theo quy định của Luật Quản lý thuế, người nộp thuế tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ thuế nộp vào ngân sách nhà nước. Cơ quan thuế thực hiện hậu kiểm qua công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Với số lượng cán bộ thanh tra kiểm tra thuế hạn chế, ngành Thuế đã thực hiện việc thanh tra, kiểm tra theo phương pháp quản lý rủi ro. Điều này đã góp phần đảm bảo chống thất thu ngân sách nhà nước.

Áp lực của người làm thanh tra, kiểm tra ngày càng lớn

Luật Quản lý thuế quy định người nộp thuế thực hiện tự khai, tự nộp và tự chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ thuế nộp vào ngân sách nhà nước. Cơ quan thuế thực hiện hậu kiểm qua công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Theo quy định này, hiện nay đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế được tổ chức ở cả 3 cấp: Tổng cục Thuế, cục thuế và chi cục thuế. Mặc dù được bố trí ở 3 cấp, nhưng theo báo cáo của Tổng cục Thuế, hiện tổng số cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra toàn ngành chỉ khoảng trên 10.000 cán bộ, chiếm khoảng 26% tổng số công chức toàn ngành Thuế.

Thực tế cho thấy, trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp liên tục tăng qua các năm, giao dịch phức tạp, phạm vi rộng lớn cả trong và ngoài nước, trong khi số lượng cán bộ công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế tăng không đáng kể, thì việc hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch thanh tra kiểm tra được giao đã tạo một sức ép rất lớn đối với những công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra.

Ông Vũ Mạnh Cường - Vụ trưởng Vụ Thanh tra, kiểm tra thuế (Tổng cục Thuế) cho biết, trong bối cảnh số lượng đối tượng quản lý thuế rất lớn với khoảng 800.000 doanh nghiệp, 1,8 triệu hộ và trên 10 triệu cá nhân, Tổng cục Thuế phân bổ nguồn lực chủ yếu cho chức năng kiểm tra thuế, với tỷ trọng chiếm 18,5% số lượng doanh nghiệp quản lý thuế, chỉ còn khoảng 1% số lượng doanh nghiệp là tiến hành thanh tra.

“Thực tế, số lượng doanh nghiệp tăng nhanh qua các năm. Hàng năm ngành Thuế được Quốc hội, Chính phủ giao chỉ tiêu phải thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế đối với khoảng 19,5% số lượng doanh nghiệp được quản lý thuế, tương ứng gần 100.000 doanh nghiệp. Hơn nữa, công tác thanh tra, kiểm tra thuế ngày càng quan trọng và là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để hoàn thành số thu ngân sách được giao. Do đó, áp lực đối với những người làm công tác thanh tra, kiểm tra hiện nay là rất lớn” - ông Cường cho hay.

Thanh tra, kiểm tra theo phân tích rủi ro

Trước tình hình thực tế hiện nay, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, ngành Thuế đã chú trọng đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra theo nguyên tắc phân tích rủi ro dựa trên cơ sở phân tích dữ liệu người nộp thuế của các ứng dụng phần mềm thanh tra, kiểm tra thuế; thực hiện nhật ký điện tử trong công tác thanh tra, kiểm tra.

Hiện nay công tác lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra hàng năm trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro được ngành Thuế triển khai trên toàn quốc. Cơ quan thuế đã thực hiện phân loại người nộp thuế theo hành vi tuân thủ, để từ đó áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro dựa trên việc ứng dụng công nghệ thông tin, kèm theo bộ tiêu chí đánh giá rủi ro và quy trình áp dụng quản lý rủi ro trong công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế. Theo đó, các nội dung và các bước công việc trong công tác lập kế hoạch thanh tra đã được chuẩn hoá, tạo ra sự thống nhất, khách quan, góp phần hiện đại hoá công tác thanh tra kiểm tra thuế, nâng cao khả năng phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân có hành vi trốn thuế, gian lận thuế.

Báo cáo của Tổng cục Thuế cho thấy, giai đoạn 2016 - 2020, toàn ngành Thuế đã thực hiện trên 471.868 cuộc thanh tra, kiểm tra (bình quân đạt trên 94.373 cuộc/năm); kiểm tra được 3.947.609 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế. Tổng số cuộc thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp có hoạt động giao dịch liên kết là 3.375 cuộc. Tổng số kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra là 296.390,32 tỷ đồng. Số tiền thuế đã nộp ngân sách là khoảng trên 69.172 tỷ đồng.

Chỉ tính riêng 4 tháng đầu năm 2021, toàn ngành Thuế đã thực hiện 11.243 cuộc thanh tra, kiểm tra, bằng 95,64% so với cùng kỳ năm 2020; kiểm tra được 126.423 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế, bằng 129,65% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng số tiền kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra là hơn 8.813 tỷ đồng, bằng 49,29% so với cùng kỳ 2020. Điều này cho thấy công tác thanh tra, kiểm tra theo phương pháp quản lý rủi ro đã góp phần quan trọng trong việc hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước, cũng như đảm bảo công bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.

Tăng cường kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế


Do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, từ năm 2020 Tổng cục Thuế đã chủ động nghiên cứu, sửa đổi quy trình kiểm tra theo hướng tập trung phân tích rủi ro và kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế trên cơ sở dữ liệu điện tử; quy chuẩn hóa phương thức trao đổi dữ liệu giữa cơ quan thuế và người nộp thuế về thu thập thông tin tài liệu, văn bản giải trình qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, từ đó tăng khả năng thu thập, tiếp nhận được nhiều thông tin, dữ liệu, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người nộp thuế. Kết quả, trong năm 2020, toàn ngành Thuế đã thực hiện kiểm tra được 819.726 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế, tăng 58% so với cùng kỳ năm 2019, tạo tiền đề cho việc phát triển thanh tra, kiểm tra thuế điện tử sau này.

Nhật Minh