Xung đột ở Syria
Theênhợpquốctrướcnhữngcơhộimớitrongnăkết quả kazakhstano thống kê của LHQ, cuộc nội chiến hiện bước sang năm thứ 5 tại Syria đã khiến quốc gia Trung Đông này trở thành nước có số người buộc phải rời bỏ nhà cửa và số người đi tị nạn đông nhất trên thế giới. Cuộc khủng hoảng Syria gây ra một làn sóng di cư nghiêm trọng nhất kể từ Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, với số người phải rời bỏ nhà cửa tính đến nay là khoảng 59,5 triệu người.
Ngày 18-12-2015, Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ đã nhất trí thông qua nghị quyết nhằm triển khai một lộ trình quốc tế cho cuộc chuyển giao chính trị do chính Syria kiểm soát ở quốc gia này, nơi đã có hơn 250.000 người thiệt mạng kể từ tháng 3-2011. Nghị quyết mới vạch ra lộ trình thành lập chính phủ thống nhất và kêu gọi các bên tổ chức đàm phán hòa bình vào tháng 1-2016. Văn bản này còn nhấn mạnh “người Syria sẽ quyết định tương lai của Syria”.
Nghị quyết mới về Syria đã gia tăng đáng kể vai trò của LHQ trong việc hướng dẫn và định hình lộ trình đàm phán cho các phe phái đối lập tại Syria. Lộ trình này bao gồm thời gian biểu cụ thể để các bên triển khai một lệnh ngừng bắn, lập hiến pháp mới và tổ chức các cuộc bầu cử mới, tất cả đều nằm dưới sự bảo hộ của LHQ. Một trong những nỗ lực để hiện thực hóa nghị quyết này là “mốc thời gian” 25-1-2016 được Đặc phái viên LHQ về Syria Staffan de Mistura đề ra để bắt đầu các cuộc đàm phán tại Geneva (Thụy Sỹ) giữa các phe phái nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng ở Syria. Thách thức lớn hiện nay là làm thế nào để phân biệt được đâu là các đối tác đàm phán và đâu là các tổ chức khủng bố trong rất nhiều phe phái tại Syria.
Các mục tiêu phát triển bền vững
Năm 2016 cũng đánh dấu sự khởi đầu của những nỗ lực toàn cầu nhằm thực hiện Các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) mới, được các nhà lãnh đạo thế giới thông qua hồi tháng 9-2015 và được Tổng Thư ký (TTK) LHQ Ban Ki-moon ca ngợi là một tầm nhìn mang tính toàn cầu, hội nhập và có khả năng tạo ra những thay đổi đáng kể vì một thế giới tốt đẹp hơn. SDGs mới gồm 17 mục tiêu phát triển bền vững và 169 chỉ tiêu nhằm xóa nghèo, chiến đấu chống bất bình đẳng và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu trong 15 năm tới. Trước đó, vào năm 2000, LHQ đã thông qua MDGs gồm 8 mục tiêu chống đói nghèo với hy vọng hoàn thành vào cuối năm 2015. Tuy nhiên, đến nay thế giới chỉ hoàn thành được 1 mục tiêu là giảm một nửa số người sống trong tình trạng cực nghèo, chủ yếu là nhờ sự phát triển kinh tế tại Trung Quốc.
SDGs là một kế hoạch tham vọng với sự tham gia của toàn bộ các quốc gia thành viên LHQ, không phân biệt giàu nghèo. TTK Ban Ki-moon bày tỏ hy vọng thế giới sẽ lần đầu tiên xóa bỏ hoàn toàn tình trạng cực nghèo nếu thực hiện đầy đủ SDGs đến năm 2030.
Lựa chọn nhà lãnh đạo LHQ mới
2016 cũng là năm LHQ cần lựa chọn một nhà lãnh đạo mới thay thế TTK Ban Ki-moon, người sẽ mãn nhiệm vào cuối năm nay. Quá trình lựa chọn các ứng cử viên đã bắt đầu từ giữa tháng 12-2015. Chủ tịch Đại hội đồng (ĐHĐ) LHQ Mogens Lykketoft cho biết 193 nước thành viên LHQ sẽ lần đầu tiên được tham gia "đầy đủ" trong quá trình lựa chọn TTK tiếp theo. Trước đây, quá trình lựa chọn TTK vẫn luôn được giữ bí mật tuyệt đối và chủ yếu là do 5 thành viên thường trực của HĐBA LHQ quyết định. Thay đổi trong cách lựa chọn người đứng đầu LHQ là nhằm đáp lại những lời kêu gọi của nhiều quốc gia về tính minh bạch trong việc tìm kiếm người kế nhiệm ông Ban Ki-moon. Năm nay, các quốc gia sẽ có cơ hội được phỏng vấn công khai các ứng cử viên và một danh sách các ứng cử viên sẽ thường xuyên được cập nhật cho các nước thành viên.
Các quốc gia và các tổ chức có thể đưa ra các ứng cử viên cho vị trí lãnh đạo LHQ. Ứng cử viên này không nhất thiết phải là một công dân nước đề cử. Công dân thuộc một trong 5 nước thành viên thường trực HĐBA (gồm Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga, và Mỹ) không được ứng cử. Theo Hiến chương LHQ, TTK được bổ nhiệm bởi ĐHĐ sau khi được HĐBA đề cử. TTK kế tiếp sẽ nhận chức vào tháng 1-2017, bắt đầu nhiệm kỳ 5 năm, và có thể đảm nhận vị trí này thêm một nhiệm kỳ 5 năm nữa nếu được các nước thành viên tán đồng. Tuy nhiên, thay đổi mới trên không ảnh hưởng nhiều tới bản chất của quá trình lựa chọn, nơi 5 nước thành viên thường trực nắm quyền quyết định trong những cuộc họp kín. ĐHĐ có thể phản đối ứng cử viên do HĐBA đề cử, song điều đó chưa bao giờ xảy ra.
Một điểm đáng chú ý trong năm nay là việc một số quốc gia cho rằng vị trí lãnh đạo LHQ trong nhiệm kỳ tới nên thuộc về một nữ giới. Chủ tịch ĐHĐ LHQ cho biết đến giờ, ông mới nhận được hai đề cử nữ cho vị trí TTK là Cựu Chủ tịch ĐHĐ Srgjan Kerim đến từ Macedonia, và nữ Ngoại trưởng Croatia Vesna Pusic.
Với những yêu cầu cấp thiết từ việc gìn giữ hòa bình cho đến hỗ trợ y tế nhân đạo, LHQ ngày càng cần nỗ lực nhiều hơn bao giờ hết, cho dù các nguồn lực để đảm đương những công việc này ngày càng bị thu hẹp. Đây chính là những thách thức đối với LHQ. Tuy nhiên, thách thức luôn đi kèm với những cơ hội mới. Đứng trước những cơ hội tốt đó, rõ ràng cộng đồng quốc tế cần phải hành động ngay lập tức, và LHQ cần tiếp tục đóng vai trò trung tâm trong mọi nỗ lực toàn cầu.