BP - 2018 là năm có nhiều thành công trong sản xuất nông - lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. Thep nnhan dinh bong daneto đó, ngành nông nghiệp đã đạt mức tăng trưởng khá cao so với năm 2017. Diện tích trồng cây hằng năm giảm 3.097 ha so năm trước, trong khi diện tích cây lâu năm đạt 420.165 ha, tăng 5.342 ha. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản duy trì tốc độ tăng trưởng cao… Những thành quả trong lĩnh vực nông nghiệp đóng góp cơ bản vào thành tựu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh; đồng thời thể hiện vai trò đặc biệt quan trọng của hội nông dân các cấp trên địa bàn tỉnh. Từ hỗ trợ đào tạo, chuyển giao KHKT... Xác định khoa học, kỹ thuật (KHKT) là then chốt để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, cùng với việc tổ chức 4 lớp trung cấp nghề thú y cho 140 học viên, năm qua, hội nông dân các cấp trong tỉnh đã phối hợp ngành chức năng tổ chức 381 lớp tập huấn, hội thảo chuyển giao KHKT với 17.459 lượt hội viên tham gia. Nội dung tập huấn chủ yếu là chăm sóc cây điều, tiêu, chăn nuôi gia súc, gia cầm; kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su; kỹ thuật chăn nuôi gà và trồng nấm... Tỉnh hội phối hợp các cơ sở hội tổ chức 16 buổi hội thảo, tập huấn, giới thiệu quy trình sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chế phẩm sinh học, thức ăn chăn nuôi cho 1.100 lượt hội viên. Tổ chức 10 lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc, phòng trị bệnh trên cây điều; 1 lớp tập huấn kỹ thuật phân loại, xử lý chất thải hữu cơ, chất thải rắn và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường nông thôn; đồng thời bàn giao thiết bị cho 50 hộ dân thuộc Dự án “Phân loại và xử lý rác hữu cơ thành phân bón tại hộ gia đình”. Đặc biệt, hội phối hợp Công ty TNHH MTV cao su Bình Phước, Công ty TNHH Tinh Thần Việt đào tạo theo địa chỉ. Sau đào tạo đã có 913 học viên được 2 công ty này nhận vào làm công nhân cạo mủ cao su. Lãnh đạo xã Tân Tiến (Đồng Phú) cùng với Ban điều hành ấp Chợ đi kiểm tra chất lượng tuyến đường vào tổ 26 mới hoàn thành - Ảnh: N.H Bên cạnh hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển giao KHKT, hội đã chủ động cung cấp dịch vụ hỗ trợ nông dân như: phối hợp cung cấp 35.000 cây điều giống PN1 cho hội viên; phối hợp Công ty cổ phần Việt Tiệp cung ứng 200 tấn phân bón cho nông dân theo hình thức trả chậm; phối hợp các đơn vị thuộc Trung ương Hội tập huấn kiến thức về chiến lược phát triển bền vững, nâng cao kiến thức và kỹ năng truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên, môi trường cho 450 cán bộ, hội viên; 3 lớp tập huấn ứng dụng chế phẩm vi sinh trong xử lý phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ cùng các hoạt động khác, giúp hội viên, nông dân được tiếp cận nhiều thông tin, kiến thức về sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững. Đến hướng nông dân phát triển nông nghiệp bền vững
Với mong muốn giúp hội viên, nông dân tiếp cận và ứng dụng KHKT vào sản xuất, chế biến, năm qua, Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức hội thảo về kỹ thật trồng, chăm sóc cây điều tại huyện Phú Riềng và thị xã Phước Long. Tháng 12-2018, hội phối hợp Hiệp hội Điều Việt Nam và Công ty cổ phần Hà Mỵ tổ chức tọa đàm “Mùa điều bội thu” tại UBND huyện Bù Đăng - địa phương có diện tích điều khá lớn với 58.907 ha, trong đó 58.461 ha đang cho thu hoạch. Đây cũng là địa phương có diện tích điều bị thiệt hại nhiều nhất trong 2 năm 2016, 2017 do dịch bệnh trên cây điều; đồng thời là địa phương có nhiều nỗ lực và đã thành công trong cứu hộ vườn điều. Tham gia chương trình có các chuyên gia hàng đầu về cây điều ở Việt Nam. Buổi tọa đàm đã “kéo” các chuyên gia, nhà khoa học về cây điều đến cơ sở, tiếp cận thực tế sống động và lắng nghe tâm tư người trồng điều; tạo điều kiện để nhà nông chia sẻ những khó khăn, vướng mắc và giúp họ kỹ năng, kiến thức để không chỉ đối phó với dịch bệnh mà còn có thể khá lên từ cây điều. Theo phản ánh của nông dân, đa số vườn điều bị bọ xít muỗi phá hoại gây bệnh thán thư; một số vườn chậm ra hoa và dễ nhiễm bệnh do chăm sóc không đồng bộ tại địa phương. Đặc biệt, nông dân rất quan tâm đến giống điều trên địa bàn Bình Phước và băn khoăn trong việc chọn giống để trồng mới, việc chuẩn bị cho mùa thu hoạch sắp tới. Những băn khoăn, mong muốn của nông dân Bù Đăng cũng như nông dân toàn tỉnh đã được Hội Nông dân tỉnh từng bước đáp ứng. Ngoài việc tổ chức 5 lớp tập huấn, hội thảo về kỹ thuật sản xuất rau, quả, chăn nuôi an toàn theo tiêu chuẩn chứng nhận VietGAP cho 289 hội viên, hội đã cung cấp 35.000 cây điều giống PN1 cho hội viên trong tỉnh; đồng thời tổ chức học tập kinh nghiệm làm nông nghiệp công nghệ cao tại Đài Loan. Cũng trong năm qua, hội đã triển khai Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong cải tạo vườn điều tại xã Tân Phước, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước theo hướng an toàn sinh học”. Dù chỉ có 12 hộ thụ hưởng và mới qua 1 năm thực hiện, song tính bền vững của dự án đã được lan tỏa khi nhiều hộ dân chủ động làm theo. Cũng trong năm 2018, Đề án “Xây dựng chuỗi giá trị liên kết từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm điều cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước” giai đoạn 2018-2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt. Tuy nhiên, tỉnh chưa bố trí được kinh phí để triển khai. Chủ thể xây dựng nông thôn mới Là nhân vật trung tâm của xã hội nông thôn, nông dân chính là chủ thể của mọi quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội diễn ra ở nông thôn. Khi Đảng, Nhà nước lãnh đạo nhân dân ta triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thì vai trò “chủ nhân ông” của người nông dân càng được thể hiện một cách sâu sắc. Không chỉ có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội mà trong xây dựng nông thôn mới, nông dân đích thực là chủ thể của quá trình này. Theo đó, các cấp hội đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên chung tay xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Cụ thể như vận động hiến 18.130m2đất, đóng góp trên 40 tỷ đồng và 15.257 ngày công lao động để nâng cấp, sửa chữa, làm mới hơn 526km đường giao thông; kiên cố hóa, sửa chữa hơn 430km kênh mương nội đồng, 188 cầu, cống các loại; xây dựng 136 mô hình nông dân tham gia bảo vệ môi trường; vận động hội viên khá, giàu giúp 558 hộ vượt khó, thoát nghèo và vươn lên làm giàu; phối hợp tổ chức giúp đỡ những hộ bị lốc xoáy gây thiệt hại tại các huyện, thị xã; hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ trồng điều bị thiệt hại do sâu bệnh... Chia sẻ khó khăn và giảm bớt gánh nặng cho ngân sách, năm qua Hội Nông dân tỉnh đã vận động xây nhà tình thương cho hội viên nghèo khó khăn về nhà ở tại các huyện Bù Đăng, Bù Đốp, Phú Riềng, Bù Gia Mập, thành phố Đồng Xoài với tổng trị giá 250 triệu đồng và xây dựng hệ thống chiếu sáng đường nông thôn các xã vùng biên của các huyện Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Gia Mập, trị giá 150 triệu đồng. Hội nông dân các huyện Đồng Phú, Bù Đăng, Phú Riềng và 2 thị xã Bình Long, Phước Long xây dựng, bàn giao 5 nhà tình thương cho hội viên nghèo khó khăn về nhà ở... Thảo Linh |