当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【bóng đá nam hôm nay】Chứng khoán 19/8: Apple rút khỏi Trung Quốc, đại gia Việt đón vài trăm triệu USD

Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) của ông Đặng Thành Tâm vừa phát đi thông báo cho biết,ứngkhoánApplerútkhỏiTrungQuốcđạigiaViệtđónvàitrămtriệbóng đá nam hôm nay hôm 15/8 CTCP Khu Công nghiệp Sài Gòn - Bắc Giang (SBG), một công ty con của KBC, đã ký biên bản ghi nhớ về việc thuê lại 50,5 ha đất tại KCN Quang Châu, tỉnh Bắc Giang cho Tập đoàn Foxconn.

Tập đoàn Khoa học Kỹ thuật Hồng Hải (Tập đoàn Foxconn) dự kiến sẽ đầu tư vào dự án mới này với tổng vốn hơn 300 triệu USD, sử dụng trên 30.000 lao động địa phương. Dự án hứa hẹn sẽ là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh Bắc Giang trong tương lai gần.

Foxconn là một trong những tập đoàn quy mô lớn nhất thế giới trong lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin và máy tính. Tại KCN Quang Châu, Foxconn là doanh nghiệp FDI đầu tư có quy mô lớn nhất với các dự án từ năm 2019. Hiện tổng diện tích đất thuê của tập đoàn lên tới 69,82 ha; tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 773 triệu USD. 

Đầu năm ngoái, Foxconn cho biết sẽ tư thêm 700 triệu USD vào Việt Nam, kỳ vọng mang lại doanh thu 10 tỷ USD trong vài năm tới. Tập đoàn được biết đến là “công xưởng lắp ráp Iphone của Apple”.

KBC của ông Đặng Thành Tâm ký hợp đồng cho Foxconn thuế thê hơn 50ha đất tại Bắc Giang. (Ảnh: KBC)

Thông tin Foxconn thuê thêm hơn 50ha đất khu công nghiệp của KBC của ông Đặng Thành Tâm diễn ra trong bối cảnh có thông tin Apple sẽ lần đầu tiên đưa hoạt động sản xuất Apple Watch và Mcbook về Việt Nam.

Theo Nikkei Asia, Apple đang trong quá trình đàm phán để sản xuất Apple Watch và Mcbook tại Việt Nam trong bối cảnh ông lớn công nghệ Mỹ đa dạng hóa sản xuất khỏi Trung Quốc. Luxshare Precision Industry và Foxconn đã sản xuất thử Apple Watch tại phía Bắc Việt Nam.

Ngoại trừ Trung Quốc, Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất quan trọng nhất của Apple, với nhiều sản phẩm chủ chốt như máy tính bảng iPad và tai nghe AirPods.

Việc sản xuất Apple Watch phức tạp hơn nhiều và cần rất nhiều phụ kiện nhỏ và trình độ công nghệ, kỹ thuật cao. Điều đó rất hữu ích cho Việt Nam trong bối cảnh chúng ta muốn nâng cao hơn nữa lĩnh vực sản xuất công nghệ.

Apple cũng đã tiếp tục chuyển hoạt động sản xuất iPad sang Việt Nam sau khi những lần phong tỏa vì Covid tại Thượng Hải đã gây gián đoạn nguồn cung ứng.

AirPods của Apple được sản xuất hàng loạt tại Việt Nam từ 2020. Tai nghe này là một trong những sản phẩm đầu tiên Apple chuyển lắp ráp ra khỏi Trung Quốc sau khi cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh nổ ra dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Apple sẽ lần đầu tiên sản xuất Apple Watch và Macbook tại Việt Nam. (Ảnh: Nikkei)

Động thái này báo hiệu một sự thay đổi cách tiếp cận đối với Apple. Ông lớn công nghệ của Mỹ đã phụ thuộc vào Trung Quốc trong hầu hết các hoạt động sản xuất trong nhiều thập kỷ.

Sự thay đổi của Apple và căng thẳng Mỹ - Trung nói chung là có lợi cho Việt Nam. Theo Nikkei Asia, số lượng nhà cung cấp cho Apple có cơ sở tại Việt Nam đã tăng từ con số 14 năm 2018 lên ít nhất 22 như hiện tại. Nhiều nhà sản xuất điện tử lớn khác như Google, Dell và Amazon cũng đã thiết lập hoạt động sản xuất tại Việt Nam để đa dạng hóa ngoài Trung Quốc.

Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (KBC) của chủ tịch Đặng Thành Tâm trong quý II/2022 gây bất ngờ với khoản lợi nhuận sau thuế cao gấp vài chục lần so với cùng kỳ, lên gần 1.900 tỷ đồng nhờ hoạt động tài chính vào Công ty Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng.

Hầu hết các công ty con và liên kết của KBC đều dồn lực vào lĩnh vực bất động sản công nghiệp trên phạm vi cả nước.

Hồi tháng 5/2022, KBC nhận được giấy phép đầu tư của ba khu công nghiệp với tổng diện tích 2.000ha sau 5 năm nộp hồ sơ. Tính tổng, KBC có khoảng hơn 5.200 hecta đất khu công nghiệp và và gần 1.180ha đất khu đô thị. Đây là một con số rất lớn, chiếm hơn 4,2% quỹ đất khu công nghiệp cả nước.

Có thể thấy, bất động sản khu công nghiệp đang là lĩnh vực thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư lớn trong nước, nhất là trong bối cảnh Việt Nam được kỳ vọng sẽ là công xưởng sản xuất của thế giới nhờ kinh tế vĩ mô ổn định và nền kinh tế có độ mở kinh tế cao, xuất nhập khẩu bằng 200% GDP. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung từ 2018 mở ra thêm nhiều hy vọng cho Việt Nam.

Gần đây, có dấu hiệu cho thấy, làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tiếp tục gia tăng. Trong tháng 7/2022, theo Bộ Kế hoạch Đầu tư, vốn thực hiện cácd ự án FDI tại Việt Nam tăng 10,2%, lên 11,57 tỷ USD.

Chia sẻ tại một cuộc họp báo gần đây, ông Đặng Thành Tâm cho rằng, sẽ có dòng vốn lớn từ Mỹ đổ vào Việt Nam, cả FDI và FII và dự báo trong 3 năm có ít nhất thêm 10 tỷ USD vốn đầu tư Mỹ vào Việt Nam.

Thận trọng và thăm dò

Theo VDSC, thị trường tăng điểm bất thành trong phiên 18/8 và lùi bước do lực cầu giá cao vẫn còn thận trọng. VN-Index tiếp tục bị cản khi vươn lên trên ngưỡng 1.280 điểm. Điều này cho thấy, dòng tiền chưa sẵn sàng đưa thị trường lên mức cao mới. Tuy nhiên, áp lực cung nhìn chung vẫn chưa quá mạnh, thể hiện qua thanh khoản giảm. Dự kiến, diễn biến thận trọng và thăm dò cung cầu vẫn tiếp diễn trong phiên giao dịch 19/8 với vùng hỗ trợ là Gap 1.262-1.268 của VN-Index. 

Còn theo BSC, lại là một cây nến Doji nữa xuất hiện trong phiên 19/8. VN-Index có lẽ sẽ còn rung lắc trong ngắn hạn khi gặp lại đường MA100, tuy nhiên nếu vượt qua đường này thì chỉ số sẽ tiến lên chinh phục ngưỡng 1.285.

Chốt phiên giao dịch 18/8, chỉ số VN-Index giảm 1,62 điểm xuống 1.273,66 điểm. HNX-Index giảm 1,4 điểm xuống 301,19 điểm. Upcom-Index giảm 0,22 điểm xuống 92,85 điểm. Thanh khoản đạt 17,2 nghìn tỷ đồng, trong đó có 15,3 nghìn tỷ đồng trên HOSE.

M. Hà

Ái nữ nhà đại gia Đặng Thành Tâm chơi vụ lớn hơn 220 tỷ cùng chaƯớc tính tổ chức liên quan ông Đặng Thành Tâm sẽ bỏ ra số tiền khoảng 224 tỷ đồng để mua vào 5 triệu cổ phiếu KBC.

分享到: