【giải bóng đá tây ban nha hôm nay】Pfizer cam kết bổ sung cho Việt Nam 20 triệu liều vắc xin Covid
Ưu tiên vắc xin của Pfizer để tiêm mũi 2 cho người đã tiêm mũi thứ nhất bằng vắc xin AstraZeneca | |
Bộ Y tế phân bổ vắc xin Comiranty của Pfizer cho các địa phương | |
Nhật Bản viện trợ thêm 1 triệu liều vắc xin Astrazeneca cho Việt Nam |
Pfizer sẽ cung ứng cho Việt Nam khoảng 1 triệu liều vắc xin Covid-19 trong tháng 7/2021. Ảnh internet. |
Ngày 14/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã có cuộc làm việc trực tuyến với ông John Paul Pullicino, Tổng giám đốc Công ty TNHH Pfizer Việt Nam.
Phía Pfizer cam kết đảm bảo cung ứng 20 triệu liều vắc xin này trong quý 4/2021 để Việt Nam kịp thời triển khai tiêm chủng. Theo thông tin từ cuộc họp, Pfizer sẽ cung ứng cho Việt Nam khoảng 1 triệu liều vắc xin Covid-19 trong tháng 7/2021; 3,4 triệu liều trong 2 tháng 8 và 9/2021; khoảng 27 triệu liều vắc xin còn lại sẽ được cung ứng trong quý 4/2021.
Như vậy, cùng với 20 triệu liều vắc xin Covid-19 bổ sung để tiêm cho trẻ em, tổng cộng trong quý 4/2021, Pfizer sẽ cung ứng khoảng 47 triệu liều vắc xin Covid-19 cho Việt Nam.
Với lượng vắc xin Covid-19 cung ứng nhiều trong quý 4/2021, Bộ Y tế đề nghị Pfizer sớm cung ứng đủ 31 triệu liều vắc xin trong hợp đồng đã ký kết ngay trong quý 3/2021 để đáp ứng nhu cầu hiện nay, đồng thời giảm tải cho công tác tiêm chủng vắc xin Covid-19 trong quý 4/2021.
Cũng tại cuộc họp, hai bên đã trao đổi về dự kiến kế hoạch cung ứng vắc xin Covid-19 của Pfizer trong năm 2022 và vấn đề chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin cho Việt Nam hoặc đặt nhà máy sản xuất vắc xin Covid-19 tại Việt Nam.
Đại diện Pfizer cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực để sớm có vắc xin Covid-19 ưu tiên cung ứng cho Việt Nam trong bối cảnh khan hiếm vắc xin trên toàn cầu theo đúng tiến độ trong thoả thuận đã ký kết; tiếp tục nghiên cứu về sử dụng vắc xin Covid-19 cho trẻ ở lứa tuổi nhỏ hơn và phụ nữ có thai. Hai bên cũng phối hợp chặt chẽ trong việc đảm bảo vắc xin Covid-19 được sử dụng hiệu quả nhất tại Việt Nam.
Pfizer sẽ tiếp tục thảo luận về đề xuất của Bộ Y tế trong chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin Covid-19 hoặc đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam và phản hồi thông tin trong thời gian sớm nhất.
Bộ Y tế vừa có quyết định phân bổ hơn 2 triệu liều vắc-xin Covid-19 Spikevax (Covid-19 vắc xin Moderna) đợt 11. Trong đó, TP Hà Nội được phân bổ số lượng vắc xin nhiều nhất với 120.960 liều, tiếp đến là tỉnh Hải Dương được phân bổ 43.680 liều, Quảng Ninh 42.000 liều, 3 địa phương là Hải Phòng, Bắc Giang và Bắc Ninh được 40.320 liều/địa phương; các địa phương còn lại được tiếp nhận từ 7.000-30.000 liều. Ngoài ra, 10 tỉnh, thành phố miền Trung: Ninh Thuận, Quảng Trị, Quảng Bình, Phú Yên, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Bình Thuận, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Bình Định và Quảng Nam được phân bổ 309.120 liều; 4 tỉnh Tây Nguyên, gồm: Kon Tum, Đắk Nông, Gia Lai, Đắk Lắk được phân bổ 80.640 liều. Tại khu vực miền Nam, có 10 tỉnh, thành phố được phân bổ 505.680 liều, trong đó TPHCM được phân bổ nhiều nhất với 235.200 liều; 2 tỉnh Đồng Nai và Bình Dương mỗi tỉnh 65.520 liều, Long An là 31.920 liều… Cũng tại quyết định này, Bộ Y tế phân bổ cho lực lượng quân đội 42.000 liều, lực lượng công an 33.600 liều. Ngoài ra, 20 bệnh viện, viện, trường đại học cũng được phân bổ 158.760 liều, trong đó Bệnh viện Bạch Mai được phân bổ 15.120 liều; Bệnh viện Nhi trung ương, Bệnh viện Phổi trung ương, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM và Bệnh viện E Trung ương mỗi nơi được 13.440 liều. Trước đó, Bộ Y tế đã có quyết định phân bổ 745.000 liều vắc-xin Covid-19 của Pfizer cho 63 tỉnh, thành phố và lực lượng quân đội, công an. |
相关推荐
- Viettel tăng trưởng 2 con số, nộp ngân sách 44,3 nghìn tỷ đồng
- Thiếu nhi Bình Phước thi đua tiến bước lên Ðoàn
- Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh có dư giáo viên?
- 95% cấp xã duy trì mô hình phòng, chống bạo lực gia đình
- Hàng nghìn tài khoản email Yahoo của quan chức Australia bị xâm nhập
- Tuổi trẻ chung tay xây đời mới
- 1.650 học sinh được tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh HIV/AIDS
- Thanh niên Bình Phước tích cực tham gia xây dựng xã hội số