【hang hai brazil】Xử lý nợ xấu tăng, không nên chủ quan

xu ly no xau tang khong nen chu quan

Yếu tố then chốt nhất để thị trường mua bán nợ phát triển dứt khoát phải có sàn giao dịch mua bán nợ xấu.

9 tháng đầu năm, VAMC đã mua nợ của 14 tổ chức tín dụng với tổng dư nợ gốc nội bảng là 20.995 tỷ đồng, giá mua nợ là 20.619 tỷ đồng, đạt chỉ tiêu kế hoạch năm 2017 được Ngân hàng Nhà nước giao.

Tính từ 2013 đến thời điểm 15/9/2017, VAMC đã thực hiện mua được 26.108 khoản nợ của 16.197 khách hàng tại 42 tổ chức tín dụng, với tổng dư nợ gốc nội bảng là 296.550 tỷ đồng, giá mua nợ là 266.543 tỷ đồng.

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)

Thống kê 12 ngân hàng qua báo cáo tài chính bán niên 2017 gồm Vietcombank, VietinBank, BIDV, ACB, MBB, Eximbank, VIB, VPBank, Techcombank, NCB, SHB và Sacombank cho thấy, tổng nợ xấu ở mức hơn 65.500 tỷ đồng, tăng 10,7% so với đầu năm.

Về giá trị tuyệt đối, tất cả 12 ngân hàng khảo sát đều có số nợ xấu gia tăng. Điều đáng chú ý là trong khi đó, tổng nợ nhóm 5, tức nợ có khả năng mất vốn cũng tăng 5,8%, lên gần 31.900 tỷ đồng, chiếm 51,5% nợ xấu.

BIDV là nhà băng có số nợ xấu lớn nhất, với gần 15.400 tỷ đồng, tăng 6,6% so với đầu năm. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn ở mức gần 7.000 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,2% trong khi nợ nghi ngờ tăng tới 74,9%, lên 1.800 tỷ đồng. Tuy vậy, nhờ đẩy mạnh hoạt động tín dụng (tăng 11,56%) nên tỷ lệ nợ xấu lùi về mức 1,9%, từ mức 1,99% hồi đầu năm.

VietinBank có hơn 8.500 tỷ đồng nợ xấu, tăng 26,4% so với đầu năm, chủ yếu tăng ở nợ nghi ngờ khi tăng tới hơn 420%, lên 4.200 tỷ đồng. Ngược lại, nợ nhóm 5 giảm 9%, còn gần 3.500 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu nhà băng này tăng từ 1,02% lên 1,17% trên tổng dư nợ.

Đó là con số ghi nhận cách đây hơn 3 tháng, còn thời điểm điểm hiện tại, theo các chuyên gia thì tình hình sẽ chưa thay đổi quá nhiều. Mặc dù Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đang tăng tốc xử lý nợ xấu trong tổng số hơn 200.000 tỷ đồng mà đơn vị này mua lại từ các ngân hàng, nhưng điều này không có nghĩa “gánh nặng” nợ xấu sẽ được các ngân hàng buông bỏ.

Thậm chí, thời gian mua nợ (5 năm) của VAMC đang dần về điểm cuối, các khoản nợ không xử lý được sẽ chuyển trở lại ngân hàng, khi đó, áp lực với các ngân hàng thương mại còn lớn hơn nữa.

Ngành ngân hàng đã có một công cụ pháp lý quan trọng là Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu đã được Quốc hội thông qua. Nhưng theo lãnh đạo một ngân hàng thương mại, vấn đề lớn nhất vẫn nằm ở chỗ các khoản nợ vốn có tên là… xấu!

Cũng theo vị lãnh đạo này, không kể trường hợp con nợ chây ì không giao tài sản thế chấp khoản vay, mà kể cả trường hợp con nợ tự nguyện bàn giao tài sản cũng rất khó xử lý. Chẳng hạn, trường hợp tài sản là căn hộ, dự án hình thành tương lai…, hoặc bất động sản mà họ đang cho thuê, chưa thống nhất với chủ nợ về giá bán tài sản, thì dù ngân hàng có thu giữ cũng chỉ là hình thức.

Đặc biệt, với những khoản nợ mà chủ nợ đã thực sự phá sản (dù chưa làm thủ tục phá sản) thì cơ hội đòi lại càng mong manh, nợ để lâu dần sẽ được “nâng hạng” lên các nhóm cao hơn, và cuối cùng là xử lý bằng trích lập, đưa ra khỏi bảng cân đối. Nợ biến mất, nhưng ngân hàng thực chất không thu hồi được tiền.

Đề giải quyết câu chuyện này, theo ông Đoàn Văn Thắng, Tổng giám đốc VAMC, yếu tố then chốt nhất để thị trường mua bán nợ phát triển dứt khoát phải có sàn giao dịch mua bán nợ xấu.

Thời gian qua, một số ngân hàng đã làm “sạch” được nợ xấu khi mua lại các khoản nợ bán cho VAMC để xử lý như VCB, VIB. Đây là 2 ngân hàng tiên phong trong việc mua lại nợ xấu từ VAMC để tự xử lý.

Tính đến cuối 2016, số dư nợ xấu đã bán cho VAMC của VIB còn lại 2.622,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn nhiều nhà băng khó có thể kéo giảm nợ xấu, dù đã nỗ lực lớn. Trong đó, phải kể đến là các ngân hàng 0 đồng (OceanBank, CBank, PGBank) và ngân hàng đang kiểm soát đặc biệt DongA Bank.

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh TP.HCM cho biết, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng trên địa bàn đến cuối tháng 9/2017 chiếm 3,9% tổng dư nợ, nhưng nếu loại trừ số nợ xấu của 3 ngân hàng 0 đồng thì chỉ còn khoảng 2%.

Theo CTCK Rồng Việt (VDSC), việc bán nợ phù hợp với giá thị trường có thể mang ý nghĩa lớn với những bên bán nợ có yếu tố Nhà nước, nhưng việc các tổ chức có hào hứng tham gia hay không lại là vấn đề khác. Lý do là nếu trong quá khứ các tài sản đảm bảo được định giá cao hơn nhiều so với giá trị thực, việc bán nợ theo giá thực tế có thể gây lỗ lớn cho tổ chức bán nợ.

Ngoài ra, việc định giá các khoản nợ xấu sao cho minh bạch, đúng giá trị thị trường để không dẫn đến hiện tượng tiêu cực, bị trục lợi trong khi bán nợ xấu cũng là một vấn đề đáng được quan tâm. Thực tế là hiện tại, thị trường vẫn còn rất thiếu các cơ quan định giá và định mức tín nhiệm một cách khách quan, chuyên nghiệp.