Khởi động dự án hỗ trợ kết nối doanh nghiệp vào chuỗi cung ứng (HQ Online) - Ngày 24/9, tại Hà Nội, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cùng Văn phòng Chính phủ và Bộ Kế ... |
Kết nối người nuôi cá cảnh với thị trường (HQ Online) - Việc tham gia triển lãm cá cảnh đã giúp các đơn vị mở rộng cơ hội hợp tác, kinh doanh. Đặc biệt, nhiều ... |
DN giới thiệu sản phẩm tại hội nghị kết nối cung cầu TPHCM. Ảnh: Nguyễn Huế |
Theo Sở Công Thương TPHCM, tham gia chương trình Kết nối cung – cầu năm nay có 6 tỉnh, thành Đông Nam bộ, 13 tỉnh, thành Tây Nam bộ, 17 tỉnh, thành miền Trung – Tây Nguyên, và 9 tỉnh phía Bắc với tổng số 2.341 doanh nghiệp, gồm: 1.458 doanh nghiệp cung ứng; 883 doanh nghiệp thu mua gồm 42 đơn vị phân phối hiện đại, 100 doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu, 140 nhà hàng đạt chuẩn du lịch, 120 khách sạn chuẩn 3 sao trở lên, 167 doanh nghiệp suất ăn công nghiệp, 314 bếp ăn tập thể trên 500 suất ăn/ngày.
Hội nghị năm nay giới thiệu trực tiếp đến nhà thu mua, người tiêu dùng thành phố gần 2.000 mặt hàng của 558 doanh nghiệp trưng bày tại 449 gian hàng. Bên cạnh hàng nông sản an toàn từ các tỉnh, thành lân cận, sản phẩm công nghiệp tiêu dùng, thực phẩm chế biến, sản phẩm chủ lực của TPHCM. Bên cạnh đó, Hội nghị còn giới thiệu nhiều đặc sản vùng miền trên cả nước như nhãn xuồng cơm vàng, sữa ong chúa, trà lá sen, yến sào, rượu sâm nhung, bánh khô mè, sản phẩm mây tre, tre, nứa, bưởi cốm, thanh trà, tinh bột sắn, sản phẩm từ đá như tranh đá quý, bột đá, đá cục…
Đặc biệt, theo bà Nguyễn Huỳnh Trang, Phó giám đốc Sở Công Thương TPHCM, so với các hội nghị trước đây, hội nghị năm nay có nhiều điểm mới. Cụ thể, thông qua việc tổ chức Hội thảo “Tiềm năng kết nối tiêu thụ sản phẩm đặc trưng vùng miền, thực phẩm an toàn tại hệ thống nhà hàng, khách sạn và phục vụ du lịch” Ban tổ chức mong muốn nâng cao ý thức người sản xuất, lấy chất lượng sản phẩm đặt lên hàng đầu. Đây là yêu cầu cấp bách không chỉ của người tiêu dùng Thành phố, mà còn của người tiêu dùng cả nước. Đồng thời nâng cao trách nhiệm của các đơn vị khách sạn, nhà hàng trong việc phục vụ các món ăn, thức uống cho khách hàng phải đảm bảo nguồn nguyên liệu tốt nhất.
“Với nhiều hoạt động mang tính đột phá, hội nghị kết nối cung cầu năm nay dự kiến sẽ có khoảng 500 hợp đồng hợp tác sẽ được ký kết cung- cầu hàng hóa giữa các nhà sản xuất, các nhà phân phối. Tính đến hết buổi sáng ngày 26/9, hơn 390 hợp đồng cung- cầu đã được ký kết, hy vọng trong những ngày tới sự kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp sẽ còn gia tăng”, bà Trang cho biết.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ Trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đánh giá cao chương trình kết nối cung – cầu hàng hóa giữa TPHCM và các tỉnh thành và mong muốn chương trình này không chỉ là kênh kết nối cung cầu hàng hóa thiết yếu phục vụ tốt cho nhu cầu mua sắm của người dân mà còn góp phần bình ổn thị trường, chống lạm phát đồng thời mở ra nhiều cơ hội cho các thành phần kinh tế hợp tác sản xuất kinh doanh hiệu quả.
Tuy nhiên, theo ông Đỗ Thắng Hải, trong mối liên kết cung cầu, các doanh nghiệp cần tăng cường công tác mở rộng thị trường trong nước, đầu tư để xây dựng thương hiệu cho hàng Việt, phát triển đa dạng loại hình doanh nghiệp, đổi mới hình thức kinh doanh và kết nối trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa. Để chương trình kết nối cung- cầu đạt hiệu quả, các doanh nghiệp cần kết hợp với chương trình bình ổn thị trường, chương trình xây dựng nông thôn mới, nhất là dịp cuối năm, lễ tết...
Theo Sở Công Thương TPHCM, qua 7 năm thực hiện, chương trình Kết nối cung – cầu của TPHCM ngày càng được mở rộng, hàng hóa đồi dào, phong phú, số lượng địa phương, doanh nghiệp tham gia và hợp đồng, mặt hàng cung ứng được ký kết ngày càng nhiều. Nếu năm 2012 có 43 hợp đồng thì đến năm 2018 đã kết nối thành công 379 hợp đồng ký kết; trong đó Long An có 55 hợp đồng, Đồng Tháp (53 hợp đồng), Lâm Đồng (50 hợp đồng), Cà Mau (37 hợp đồng), Bà Rịa - Vũng Tàu (23 hợp đồng); hệ thống Vinmart (115 nhà cung ứng); Saigon Co.op (107 nhà cung ứng)... |