Giai đoạn 2019-2023,áidừatươiViệtNamsẵnsàngxuấtkhẩuvàothịtrườngTrungQuốket qua hàn quốc nhập khẩu dừa của thị trường Trung Quốc tăng trưởng bình quân 22,71%/năm. Đặc biệt trong hai năm 2022 và 2023, lượng dừa nhập khẩu liên tục đạt mức cao kỷ lục, lần lượt là 1,095 triệu tấn và 1,22 triệu tấn. 7 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc nhập khẩu dừa từ 7 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, các nguồn cung dừa chủ yếu cho Trung Quốc gồm: Indonesia, Thái Lan và Việt Nam, thị phần chiếm 96,51% tổng lượng.
Việt Nam là nguồn cung dừa lớn thứ 3 cho Trung Quốc, đạt hơn 111,1 nghìn tấn, trị giá 31,79 triệu USD, giảm 30,6% về lượng và giảm 18,6% về trị giá so cùng kỳ năm 2023. Thị phần trái dừa Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc giảm nhẹ từ 22,86% trong 7 tháng đầu năm 2023 xuống 22,57% trong 7 tháng đầu năm 2024.
Tuy nhiên, theo Cục Xuất nhập khẩu, việc Trung Quốc giảm nhập khẩu dừa Việt Nam chỉ là trong ngắn hạn bởi Trung Quốc đã đồng ý cấp phép xuất khẩu chính ngạch đối với trái dừa tươi của Việt Nam từ ngày 19/8/2024. Điều này mở ra cơ hội rất lớn cho ngành dừa Việt Nam tiếp cận vào thị trường tiềm năng lớn Trung Quốc.
Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp bày tỏ lo ngại về những rủi ro trong việc đáp ứng nhu cầu quá lớn của thị trường này. Bởi lẽ thị trường thế giới chỉ định vị dừa là loại trái để uống nước. Trong khi thực tế tại vùng nguyên liệu dừa của Việt Nam có 2 loại: dừa cho trái uống nước và dừa công nghiệp để sản xuất các sản phẩm như sữa dừa, dầu dừa… Hai loại dừa này cũng có đặc điểm khác nhau. Dừa uống nước cứ sau 21-22 ngày phải thu hoạch 1 đợt, nếu để lâu hơn, cây dừa sẽ bị “treo đọt” (không ra trái). Trong khi dừa công nghiệp có thời gian thu hoạch lên tới vài tháng, nếu thu hoạch non, cây dừa công nghiệp cũng sẽ bị hiện tượng “treo đọt”.