Đa dạng nhưng chưa thống nhất
Trong những năm qua,àiKhắcphụcthiếuthôngtinkinhtếvĩmôngànhTàichíkết quả thụy sĩ hôm nay việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào công tác thống kê tài chính được triển khai và thu được nhiều kết quả tốt. Bộ Tài chính đã liên tục củng cố và nâng cấp hệ thống mạng máy tính, máy chủ và phần mềm nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu thu thập, xử lý, lưu trữ và truyền tin theo yêu cầu của công tác này.
Các sản phẩm CNTT của Bộ Tài chính đang phát huy hiệu quả có thể kể đến phần mềm thu thập và tổng hợp báo cáo thông tin thống kê giúp tất cả các báo cáo được truyền nhận bằng giao dịch điện tử để các cán bộ của Ngành có thể truy cập và khai thác, sử dụng; Trang thông tin thống kê tài chính tổ chức, sắp xếp, lưu trữ dữ liệu, có thể cung cấp một cách nhanh, thuận tiện cho lãnh đạo Bộ Tài chính khi cần nắm bắt các thông tin cần thiết phục vụ điều hành và chỉ đạo, giúp ích cho việc phân tích, hoạch định và điều chỉnh chính sách; phần mềm phân tích hệ thống thông tin thống kê kinh tế, xã hội, tài chính, ngân sách tổng hợp của các tỉnh, thành phố hỗ trợ công tác thống kê tài chính của Bộ Tài chính.
Cục Tin học và Thống kê tài chính (THTK)- Bộ Tài chính cho biết, hiện nay, hệ thống ứng dụng tin học trong công tác tài chính đang chia thành 2 mức. Đầu tiên là CSDL và ứng dụng tập trung đặt tại Bộ Tài chính gồm: Thu chi ngân sách; đối tượng nộp thuế; đơn vị sử dụng ngân sách; công sản; giá thị trường; văn bản pháp quy; danh mục dùng chung. Bên cạnh đó là các CSDL, ứng dụng chuyên ngành do các đơn vị chuyên ngành xây dựng và quản lý tại các đơn vị hệ thống Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước, Chứng khoán, Dự trữ quốc gia gồm: CSDL thuế hàng hóa XNK; kho dữ liệu về thuế - lưu trữ thông tin về đối tượng nộp thuế, hệ thống thanh toán điện tử, kế toán ngân sách và các hoạt động nghiệp vụ, quản lý ngân sách và kho bạc…
Thực tế, công tác thống kê tài chính mới dừng lại ở nghiệp vụ ban đầu là thu thập và tổng hợp số liệu theo phương pháp truyền thống. Những so sánh, phân tích dữ liệu để tạo các con số theo tính quy luật diễn biến hay xu thế kinh tế tài chính được phân tích từ thông tin thống kê tài chính hầu như chưa có. Hệ thống thông tin thống kê mới chỉ đạt được 1/3 nghiệp vụ đầy đủ vì những con số này chưa được phân tích để “biết nói”.
Đặc biệt, tại Bộ Tài chính, công tác thống kê vẫn thiếu sự phối hợp với người sử dụng thông tin dữ liệu để xác định hiệu quả của thông tin dữ liệu đã thu thập. Hơn thế nữa, việc chưa có mô hình phân tích dự báo, chưa có phần mềm ứng dụng đưa vào phân tích, khai phá số liệu thống kê thông qua hệ thống CNTT; việc tổ chức lưu trữ các thông tin, sử dụng các mô hình phân tích dự báo phục vụ cho quá trình quản lý điều hành và hoạch định chính sách, điều hành chính sách cũng như phục vụ công tác nghiên cứu về lĩnh vực tài chính còn phân tán. Tất cả đều là những hạn chế cần sớm được khắc phục!
Cần sớm xây dựng
Để khắc phục tình trạng nhiều nhưng vẫn thiếu thông tin tài chính - ngân sách như hiện nay, nhất là khi CSDL tài chính - ngân sách là 1 trong 7 CSDL quốc gia được Chính phủ phê duyệt trong Kế hoạch tổng thể chương trình quốc gia về CNTT, nhu cầu xây dựng một CSDL kinh tế vĩ mô phục vụ trong ngành Tài chính ngày càng cấp thiết hơn. Trên cơ sở thống nhất tập trung thông tin hữu ích cho công tác chỉ đạo điều hành của ngành Tài chính, việc xây dựng CSDL phải gắn với các ứng dụng tác nghiệp có liên quan, đảm bảo cung cấp thông tin tối ưu nhất cho người dùng trong việc cập nhật, tra cứu, xử lý thông tin.
Muốn vậy, hệ thống này cần đáp ứng các yêu cầu về thu thập, xử lý và phân tích các số liệu thống kê về kinh tế, xã hội, tài chính, ngân sách dựa trên các mô hình, thuật toán, công cụ phân tích, khai phá tri thức dữ liệu thống kê phục vụ công tác phân tích, cảnh báo, dự báo, quản lý, điều hành và hoạch định chính sách của ngành Tài chính.
Bộ Tài chính đã đề ra mục tiêu xây dựng và cập nhật CSDL quốc gia về tài chính tới năm 2015, định hướng tới năm 2020, trong đó đặt ra nhu cầu xây dựng và triển khai hệ thống tập trung, tích hợp đầy đủ thành một hệ thống thông tin thống nhất trên hạ tầng truyền thông có kết nối với các đơn vị trong ngành Tài chính, giữa Bộ Tài chính và các đơn vị, bộ, ngành liên quan.
Một mục tiêu nữa là cập nhật CSDL quốc gia về tài chính với các nội dung thông tin, dữ liệu về các lĩnh vực chính như: thu chi ngân sách Nhà nước, quản lý tài chính lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, tài sản Nhà nước, đơn vị có quan hệ với ngân sách, đối tượng nộp thuế, XNK, chứng khoán, dự trữ, DN... Nhờ đó, hệ thống dữ liệu tài chính này sẽ đáp ứng đầy đủ yêu cầu quản lý, phản ánh chính xác, tức thời về hiện trạng các nguồn lực tài chính.
Đặc biệt, mục tiêu cao nhất của CSDL kinh tế vĩ mô phục vụ ngành Tài chính là sẽ ứng dụng công nghệ hiện đại theo chuẩn quốc tế gồm cả dịch vụ hỗ trợ nghiệp vụ thông minh và dịch vụ ra quyết định trong công tác điều hành ngành Tài chính, trên cơ sở đó lập dự án “Xây dựng Kho dữ liệu ngành Tài chính phục vụ triển khai cập nhật dự án CSDL quốc gia về tài chính”.
Xuất phát từ mục tiêu đề ra, thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tập trung vào việc lựa chọn nhà thầu tư vấn để lập nhiệm vụ khảo sát; thực hiện khảo sát; lập báo cáo khảo sát; báo cáo đề xuất giải pháp và mô hình, đồng thời đưa ra khuyến nghị lộ trình...
Theo đó, tập trung đánh giá kết quả triển khai 7 CSDL chủ đề gồm: CSDL thu chi ngân sách, CSDL đối tượng nộp thuế, CSDL mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách, CSDL giá thị trường, CSDL tài sản công, CSDL danh mục dùng chung; CSDL văn bản pháp quy đồng thời nghiên cứu cơ sở pháp lý, định hướng phát triển nghiệp vụ của toàn Ngành liên quan đến hoạt động cập nhật, thu thập và xử lý dữ liệu CSDL quốc gia về tài chính; dự thảo các kiến nghị về mặt tổ chức, thu thập, tổng hợp và công bố khai thác số liệu trong CSDL sao cho phù hợp với các quy định, định hướng của Ngành.
Ông Claude Spiese- Tổng Giám đốc Công ty Link Development:
Tuy có nhiều nguồn dữ liệu song thực trạng CSDL kinh tế vĩ mô ở Việt Nam lại không đầy đủ, không kịp thời, không đồng nhất, không theo các chuỗi thời gian, định dạng không thuận tiện, phân loại không đạt tiêu chuẩn. Để xây dựng được một CSDL tốt phục vụ cho công tác phân tích, dự báo tài khóa, hoạch định chính sách, chiến lược tài chính, đơn vị chủ trì cần quan tâm đến mục tiêu tạo lập kho lưu trữ tập trung, truy cập dễ dàng; tăng cường các tính năng như tìm kiếm, trình duyệt, chọn lọc, sắp xếp, xem trước và trình bày dữ liệu. Đặc biệt ưu tiên vấn đề bảo mật!
Bà Phạm Thị Tuyết Lan- Phó Vụ trưởng Vụ Dự toán thu thuế - Tổng cục Thuế:
Căn cứ vào hiện trạng CSDL của ngành Thuế, thời gian qua, Tổng cục Thuế đã nghiên cứu và triển khai thử nghiệm một số mô hình dự báo thu. Nhìn chung, kết quả còn chênh lệch khá lớn so với số thuế thực tế thu được, vì vậy, kết quả dự báo chỉ dừng lại ở mức độ tham khảo. Những kết quả này sử dụng khi đánh giá trước và sau khi ban hành chính sách chứ chưa dùng cho công tác lập dự toán thu NSNN hàng năm. Chính vì vậy, ngành Thuế rất cần sự trợ giúp của các đơn vị nghiên cứu về dự báo, đặc biệt trong việc dự báo thu thông qua sử dụng các mô hình dự báo hiện đại, khoa học để đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa công tác phân tích, dự báo và xây dựng dự toán thu thuế hiện nay ở Việt Nam.
Ông Phan Sinh- Phó Cục trưởng Cục CNTT và Thống kê Hải quan- Tổng cục Hải quan:
Muốn có được những phân tích, dự báo tốt cho nền kinh tế vĩ mô (hoặc vi mô), điều cần thiết là phải xây dựng được một mô hình phù hợp và có được một nguồn dữ liệu đầu vào vừa đủ, đáng tin cậy.
H.V (ghi)
Hồng Vân
(Bài 2: Cần mô hình hóa tổ chức và hoạt động)
顶: 528踩: 53
【kết quả thụy sĩ hôm nay】Bài 1: Khắc phục thiếu thông tin kinh tế vĩ mô ngành Tài chính
人参与 | 时间:2025-01-10 20:17:27
相关文章
- Chủ tịch EVN chia sẻ kỷ niệm khó quên nhân 30 năm
- Liệu có sửa đổi Nghị định 116 và Thông tư 03 để gỡ khó cho ô tô nhập khẩu?
- Công bố 12 triệu chứng khi mắc Covid
- Bộ Xây dựng cần khắc phục tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm trong đầu tư xây dựng
- Vỡ hồ chứa gây thiệt hại hơn 500 triệu, chủ hồ chưa đền bù cho người dân
- Lời xin lỗi của bác sĩ với bệnh nhân Covid
- Bệnh viện Hồi sức Covid
- 2018: Giá xăng dầu tác động tới CPI là không đáng lo ngại
- Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2023
- Xuất khẩu thủy sản vươn đến mục tiêu 9 tỷ USD
评论专区