发布时间:2025-01-10 15:47:10 来源:88Point 作者:World Cup
Cải cách quản lý trị giá hải quan tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tuân thủ pháp luật | |
Doanh nghiệp dồn dập tăng vốn,ạođiềukiệnrộngmởchodoanhnghiệpnhỏvàvừatiếpcậnvốtỷ số hull city M&A để mở rộng quy mô | |
Doanh nghiệp nhỏ và vừa mong được ưu tiên hỗ trợ phục hồi |
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn. Ảnh: quochoi.vn |
Tham gia phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều nay 8/6 tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngân hàng, đại biểu Leo Thị Lịch (đoàn Bắc Giang) cho biết: Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội có yêu cầu chính sách tiền tệ phải phấn đấu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5%-1% trong 2 năm 2022-2023.
Đại biểu Lịch đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết việc thực hiện nhiệm vụ nói trên đến nay ra sao và các giải pháp để ngân hàng thực hiện thành công mục tiêu của Quốc hội đề ra như thế nào.
Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Văn Thân (đoàn Thái Bình) lại dành nhiều sự quan tâm cho vấn đề lãi suất vay vốn dành cho các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ hiện vẫn cao, tiếp cận với nguồn vốn vay khó khăn.
Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai (đoàn Hà Nội) đặt vấn đề, hiện nay người dân dễ dàng tiếp cận một loại hình vay khá phổ biến gọi là vay qua trang Web hoặc vay App mà ngân hàng gọi là cho vay ngang hàng (P2P Lending).
“Đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết hành lang pháp lý của hoạt động và quản lý việc cho vay ngân hàng ngang hàng mà người dân chỉ biết đến và gọi chung là vay qua App. Vì thời gian vừa qua, công an TP. Hà Nội đã khám phá án một vụ án vay qua App lên đến hơn 5.000 tỷ đồng, gây thiệt hại lớn cho nhân dân”, đại biểu đoàn Hà Nội đặt câu hỏi.
Trả lời các câu hỏi của đại biểu Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết: với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã cho ra đời nhiều sản phẩm, dịch vụ mới, trong đó có ứng dụng cho hoạt động vay ngang hàng (P2P Lending).
Tuy nhiên, việc thiếu một hành lang pháp lý cho hoạt động này đã gây ra nhiều vấn đề. Về lý thuyết, hoạt động P2P Lending có thể góp phần hỗ trợ phổ cập tài chính, mở rộng khả năng và tạo thêm kênh tiếp cận nguồn lực tài chính, cách thức cho vay đối với nền kinh tế nhất là đối với các đối tượng yếu thế trong xã hội. Tuy nhiên trên thực tiễn, hoạt động P2P Lending tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể tác động bất lợi, bất ổn đến an sinh xã hội.
“Ngân hàng nhà nước đang xây dựng dự thảo Nghị định để kiểm soát vấn đề này. Trong thời gian tới Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành để khẩn trương xây dựng, hoàn thiện và ban hành khung pháp lý bao gồm cả các biện pháp chế tài để xử lý các vi phạm trong lĩnh vực này”, bà Hồng nói.
Toàn cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều ngày 8/6. Ảnh: quochoi.vn |
Đối với vấn đề tín dụng, lãi suất của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nêu rõ: việc điều hành lãi suất, giảm lãi suất để giảm khó khăn cho doanh nghiệp, người dân là nhiệm vụ được Ngân hàng Nhà nước quan tâm.
Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo hệ thống có các giải pháp giảm mặt bằng lãi suất. Tuy nhiên, trong 5 tháng đầu năm 2022, điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước chịu áp lực lớn từ bên ngoài, khi lạm phát tăng trên toàn cầu.
Ở các nước, lãi suất tăng lên rất nhiều; trong nước, lãi suất phụ thuộc vào cung-cầu vốn. Trong những tháng qua, tín dụng tăng ở mức khá cao, tuy áp lực lớn nhưng Ngân hàng Nhà nước đã cơ bản điều tiết, ổn định được mặt bằng lãi suất so với cùng kỳ năm trước.
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhiều hạn chế trong điều kiện tài chính, khả năng quản trị… nên độ xếp hạng tín nhiệm không cao, gặp khó khăn trong vay vốn tại các ngân hàng, dễ phải chịu mức lãi suất cao hơn so với các doanh nghiệp có độ tín nhiệm cao. Trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho các doanh nghiệp, người dân.
Đối với vấn đề tiếp cận tín dụng, có nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện tiếp cận, theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Nhà nước đã đưa ra các giải pháp chính sách như ban hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Chính phủ cũng đã ra các nghị định, có các quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do đó, trong thời gian tới sẽ tiến hành tổng kết hoạt động của quỹ, trên cơ sở đó tạo điều kiện rộng mở hơn để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Liên quan tới Nghị quyết 43/2022/QH15, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, Nghị quyết đưa ra quan điểm và mục tiêu là cần giảm mức lãi suất, thực hiện phục hồi kinh tế, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.
Vì vậy, trong điều hành lãi suất, Ngân hàng Nhà nước điều hành trên cơ sở tổng thể, phối hợp các công cụ điều hành để đảm bảo mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết kiệm chi phí trong hoạt động, giảm lãi suất cho các doanh nghiệp.
相关文章
随便看看