【trận đấu bodø/glimt】Ngành Hải quan triển khai hiệu quả công tác chống thất thu ngân sách
Trong quý III năm 2018, tình hình kinh tế nước ta tiếp tục ổn định và phát triển với tốc độ nhanh. Vì vậy, cùng với việc triển khai quyết liệt các nghị quyết của Chính phủ về điều hành kinh tế vĩ mô, kế hoạch của Bộ Tài chính, việc ban hành các kế hoạch hành động của Tổng cục Hải quan đã giúp việc thực hiện các nhiệm vụ trong 9 tháng đầu năm 2018 của ngành Hải quan đã đạt được một số kết quả nội bật.
Trong đó, nổi bật hơn cả là công tác cải cách hành chính, hiện đại hóa hải quan. Xác định công tác hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật hải quan là nhiệm vụ trọng tâm quan trọng của Ngành, Tổng cục Hải quan đã tích cực rà soát toàn bộ hệ thống văn bản pháp luật hải quan để xác định các văn bản cần sửa đổi, bổ sung, bạn hành văn bản mới. Tổng cục Hải quan đã tập trung nguồn lực, thời gian để xây dựng các văn bản trên theo đúng nội dung đăng ký. Đặc biệt, Tổng cục đã tham gia ý kiến và thẩm định 185 văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản, hồ sơ vụ việc của ngành về xử lý các vướng mắc liên quan đến lĩnh vực thuế, thủ tục hải quan.
Song song với đó, công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) và kiểm soát TTHC tiếp tục được ngành Hải quan đẩy mạnh, triển khai theo quy định, qua đó góp phần vào việc rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa XNK, tạo thuận lợi cho DN. Công tác cải cách TTHC đã được đẩy mạnh ở tất cả các khâu: xây dựng thể chế, chính sách, pháp luật; giải quyết thủ tục hành chính; ứng dụng công nghệ thông tin... Chú trọng cải cách TTHC giữa cơ quan Hải quan với các cơ quan, đơn vị có liên quan, nhất là trong việc giải quyết thủ tục hành chính cho DN.
Theo đó, trong 9 tháng, Tổng cục Hải quan đã xây dựng kế hoạch chi tiết đo thời gian giải phóng hàng cấp Ngành năm 2018, khảo sát mức độ hài lòng về thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan năm 2018 và triển khai xây dựng bộ đề và tổ chức đánh giá năng lực CBCC tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan.
Cũng trong 9 tháng đầu năm 2018, với vai trò là Cơ quan thường trực của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại. Tổng cục Hải quan hoàn thành xây dựng kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XK, NK và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018-2020.
Tính đến 30/9/2018 đã có 11 Bộ, ngành tham gia kết nối và 68 TTHC được thực hiện. Tính đến 30/6/2018, tổng số hồ sơ hành chính đã được xử lý: hơn 1,5 triệu bộ hồ sơ và trên 24 nghìn DN tham gia. Triển khai mở rộng Cơ chế 1 cửa quốc gia tại cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi thuộc 11 tỉnh, thành phố, Cơ chế một cửa quốc gia đường hàng không.
Hoạt động kiểm tra chuyên ngành cũng được ngành Hải quan cải cách toàn diện, Tổng cục Hải quan đã hoàn thành nhiệm vụ phố hợp tổ chức Hội nghị chuyên đề về cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018-2020. Tổng cục Hải quan cũng đã thực hiện 160 Danh mục hàng hóa quản lý và kiểm tra chuyên ngành, đồng thời các bộ, ngành cũng đã sửa đổi, bổ sung 81/87 văn bản, chiếm tới 93% yêu cầu.
Ứng dụng công nghệ thông tin và cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong quản lý hải quan, Tổng cục Hải quan tiếp tục tập trung tiến hành triển khai nâng cấp các hệ thống CNTT đáp ứng Thông tư 39/2018/TT-BTC và Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018. Đồng thời triển khai các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn thông tin và hệ thống thông tin dự phòng của Tổng cục Hải quan. Đồng thời đẩy mạnh triển khai mở rộng Hệ thống quản lý hải quan tự động tại cảng, kho, bãi - VASSCM tại 7 cục hải quan với 17 chi cục, 86 DN kinh doanh kho bãi tham gia. Nâng cấp phần mền quản lý rủi ro đảm bảo cho công tác quản lý hải quan hiệu quả, nhanh chóng.
Cũng trong công tác giám sát hải quan, Tổng cục Hải quan đã đẩy mạnh công tác giám sát, quản lý hàng hóa tại cảng biển, hàng không, hàng hóa vận chuyển độc lập; quản lý hàng gia công, sản xuất, xuất khẩu; hàng hóa trung chuyển... tiếp tục thực hiện áp dụng các công cụ giám sát hiện đại (máy soi container, camera giám sát) góp phần tăng cường công tác giám sát hải quan; giảm nhân lực và kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm. Công tác quản lý rủi ro đã được triển khai ngày càng sâu rộng đến các đơn vị trong toàn Ngành, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý hải quan. Việc triển khai thí điểm ngân hàng dữ liệu tiêu chí phân luồng góp phần ngăn chặn được tình trạng lộ thông tin, biết trước kết quả phân luồng…
Song song với việc đẩy mạnh công tác giám sát hải quan, công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, chống thất thu NSNN cũng được ngành Hải quan chú trọng.
Triển khai công tác KTSTQ, cùng với việc tiếp tục đẩy mạnh công tác KTSTQ, Tổng cục Hải quan đã chú trọng công tác quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, chỉ đạo hoạt động KTSTQ của toàn lực lượng. Đẩy mạnh công tác KTSTQ tại một số địa vàn trọng điểm như: TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương… tập trung vào một số mặt hàng trọng điểm như phế liệu, rượu, giấy…
Từ 1/1 đến 30/9/2018, toàn Ngành đã thực hiện KTSTQ 5.537 cuộc, trong đó có 810 cuộc tại trụ sở người khai hải quan và 4.727 cuộc tại trụ sở cơ quan hải quan. Tổng số tiền ấn định thuế và xử phạt vi phạm hành chính là: 1.625,9 tỷ đồng (tăng 18% so với cùng kỳ 2017), đã thực thu vào NSNN số tiền (bao gồm thu cả các cuộc năm 2017) là 1.563,2 tỷ đồng (đạt 70% chỉ tiêu năm 2018 là 2.235 tỷ, tăng 15% so với cùng kỳ 2017).
Riêng công tác chống buôn lậu, với vai trò là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 389 của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã tham mưu Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan chức năng tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; chỉ đạo các đơn vị triển khai nghiêm túc, có hiệu quả nhiều biện pháp quan trọng, trong đó tập trung vào: xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý; nâng cao năng lực của lực lượng chuyên trách chống buôn lậu; đầu tư trang thiết bị, phương tiện hiện đại; sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ; tăng cường công tác phối hợp, kiểm tra, kiểm soát thường xuyên tại các địa bàn trọng điểm, mặt hàng nhạy cảm…
Chính vì vậy, trong 9 tháng đầu năm, toàn ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp, phát hiện, bắt giữ, tổng 12.069 vụ việc vi phạm trong lĩnh vực hải quan; số thu NSNN đạt 240,093 tỷ đồng; cơ quan Hải quan đã ban hành 48 quyết định khởi tố, chuyển cơ quan khác khởi tố 68 vụ.
Với tất cả những nỗ lực trong công tác cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi thương mại và chống thất thu ngân sách đã giúp cho công tác thu NSNN trong 9 tháng đầu năm đã được Tổng cục Hải quan triển khai tích cực với nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ và đạt được kết quả khả quan với số thu NSNN khoảng 225.116 tỷ đồng, đạt 79,54% dự toán, đạt 76,83% chỉ tiêu phấn đấu, tăng 5,21% so với cùng kỳ 2017. Trong đó, số thu chủ yếu từ xăng dầu đạt 29.053 tỷ đồng, tăng 7.424 tỷ đồng, tương đương tăng 34,32% so với cùng kỳ năm trước. Tăng thu từ mặt hàng này tương đương 18.100 tỷ đồng so với dự toán..
9 tháng đầu năm, Tổng cục Hải quan quyết liệt kiện toàn bộ máy tổ chức, sắp xếp lại các tổ, đội theo hướng tinh gọn, đáp ứng nhu cầu của hiện đại hóa hải quan. Theo đó, Tổng cục Hải quan đã ban hành: 36 Quyết định quy định cơ cấu tổ chức của các Chi cục Hải quan, Đội kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương trực thuộc 35 Cục Hải quan tỉnh thành phố và Cục Kiểm định Hải quan, qua đó đã cắt giảm được 239 Đội (Tổ). |