Trong năm 2022 và tháng đầu tiên của năm mới 2023,ĐãcólịchkhắcphụcsựcốtrênnhánhScủatuyếncápquangbiểbrazil vs panama 4/5 tuyến cáp quang biển quốc tế mà các nhà mạng Việt Nam khai thác gồm AAG, APG, AAE-1 và IA (còn gọi là cáp Liên Á) đã lần lượt gặp sự cố. Trong đó, hai tuyến APG và AAG mất toàn bộ dung lượng. Tuyến AAE-1 mất dung lượng trên hướng kết nối đi Hong Kong (Trung Quốc), và tuyến cáp Liên Á mất hướng kết nối đi Singapore. Việc từ cuối tháng 12/2022 có 3 tuyến và từ ngày 30/1/2023 đến nay là 4 tuyến cáp biển cùng đang bị lỗi đã và đang ảnh hưởng đến lưu lượng kết nối từ Việt Nam đi quốc tế, khiến cho các nhà mạng gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng dịch vụ Internet quốc tế cho người dùng. Nhận định việc có tới 4 tuyến cáp biển đều gặp sự cố là tình huống khá hy hữu, trong trao đổi với VietNamNet mới đây, đại diện Hiệp hội Internet Việt Nam cho rằng, người dùng Internet Việt Nam có thể thông cảm với các nhà mạng, về việc trong một vài tuần tới, chất lượng Internet sẽ không được như thông thường. Tại thời điểm cuối tháng 1/2023, khi có thêm tuyến cáp biển Liên Á gặp sự cố, 2 nhà mạng lớn là VNPT, Viettel đều khẳng định đang khẩn trương làm việc với các đơn vị quản lý cáp quang biển quốc tế để nhanh chóng xử lý sự cố trên các tuyến cáp biển. Trong chia sẻ với VietNamNetvào tối ngày 3/2, đại diện một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam cho biết, đơn vị quản lý tuyến cáp APG đã thông báo tới các nhà mạng về kế hoạch dự kiến sửa chữa, khắc phục sự cố trên nhánh S6 hướng kết nối đi HongKong, Trung Quốc của tuyến cáp này. Cụ thể, nhánh S6 của tuyến cáp APG sẽ được sửa chữa trong thời gian từ ngày 23/3/2023 đến ngày 27/3/2023. Các chuyên gia cho rằng, sau khi 1 trong 2 hướng cáp của tuyến APG được sửa xong, áp lực về lưu lượng kết nối quốc tế đối với các nhà mạng sẽ giảm được một phần. Trong khi đó, đến nay, với 3 tuyến cáp biển cũng đang bị lỗi là AAG, AAE-1 và Liên Á, các nhà mạng chưa nhận được thông báo về lịch sửa chữa, khắc phục sự cố. Có chiều dài khoảng 10.400 km, tuyến cáp APG được đưa vào vận hành chính thức từ tháng 12/2016. Cáp được đặt ngầm dưới biển Thái Bình Dương, có các điểm kết nối ở Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. APG có sự tham gia đầu tư của các nhà mạng Việt Nam gồm VNPT, Viettel, FPT, CMC và được đánh giá là tuyến cáp quang biển quốc tế góp phần mang lại đường truyền ổn định với dung lượng lớn hơn cho người dùng Internet tại Việt Nam. Thời gian qua, tuyến cáp quang biển APG đã nhiều lần gặp sự cố, gây gián đoạn dịch vụ trên tuyến. Hai sự cố gần nhất lần lượt xảy ra vào các ngày 26/12/2022 và 21/1/2023. Cụ thể, vào 4h sáng ngày 26/12/2022, cáp APG đã gặp sự cố trên phân đoạn S6 hướng kết nối đi HongKong (Trung Quốc). Tiếp đó, vào sáng ngày 21/1, tức 30 Tết Quý Mão 2023, cáp biển APG gặp sự cố trên nhánh S9 cách trạm cập bờ SEA khoảng 151 km. Hai sự cố này đã gây mất toàn bộ dung lượng trên tuyến cáp APG. Việt Nam cần có thêm ít nhất 2 - 3 tuyến cáp quang biểnTổng Thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam Vũ Thế Bình cho rằng, trong 5 năm tới, có lẽ Việt Nam cần thêm ít nhất 2 - 3 tuyến cáp quang biển nữa để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng. |