【kuala lumpur vs】TP.HCM lo thiếu vốn để thực hiện các chương trình nhà ở xã hội
Báo cáo tại buổi giám sát của Quốc hội về thực hiện chính sách,ếuvốnđểthựchiệncácchươngtrìnhnhàởxãhộkuala lumpur vs pháp luật quản lý thị trường bất động sảnvà phát triển nhà ở từ năm 2015 - 2023, ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho biết hiện Thành phố đang có 7 dự ánnhà ở xã hội và nhà lưu trú công nhân đang thi công với quy mô 4.996 căn hộ, tổng diện tích sàn 383.258 m2.
Theo Kế hoạch phát triển nhà ở TP.HCM giai đoạn 2021 – 2025 có danh mục 68 dự án, khu đất đang triển khai và dự kiến phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Trong đó, bao gồm 32 dự án/khu đất từ giai đoạn 2016 - 2020 chuyển sang và bổ sung 36 khu đất mới.
Trong giai đoạn này, 2 dự án đã xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở được phê duyệt tại Quyết định số 4151/QĐ-UBND ngày 9/12/2021 của UBND Thành phố.
Từ nay đến năm 2025, TP.HCM cần 37.700 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội nhưng Thành phố chỉ có khả năng đáp ứng bố trí từ ngân sách khoảng 3.770 tỷ đồng. |
Tuy nhiên, ông Khiết nêu khó khăn lớn nhất hiện nay là thiếu nguồn vốn đầu tưtừ nhà nước, ngân sách nhà nước nên chưa thể được bố trí đầy đủ để xây dựng các chương trình nhà ở xã hội thuộc sở hữu của nhà nước để giải quyết đầy đủ cho các đối tượng chính sách như cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên,…
Thành phố chỉ bố trí được 10% nguồn vốn để thực hiện các chương trình nhà ở xã hội. Từ nay đến năm 2025, theo chương trình kế hoạch đặt ra cần 37.700 tỷ đồng, song Thành phố chỉ có khả năng đáp ứng bố trí từ ngân sách khoảng 3.770 tỷ đồng.
Đến năm 2030, Thành phố cần số vốn 86.400 tỷ đồng, nhưng Thành phố chỉ có khả năng bố trí từ trong ngân sách 8.600 tỷ đồng. Còn lại chỉ có thể sử dụng từ các nguồn vốn xã hội. "Nguồn vốn rất thấp, rất khó đạt được chỉ tiêu đặt ra do bố trí từ ngân sách", ông Khiết nói.
Do đó, Thành phố đề xuất Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàngNhà nước Việt Nam thống nhất điều kiện tham gia vay ưu đãi gói tín dụng 120.000 tỷ đồng của Chính phủ theo hướng đơn giản thủ tục, điều kiện vay.
Riêng với việc xác định giá thuê, giá thuê mua, giá bán nhà ở xã hội; nguyên tắc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội, trường hợp nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư: kiến nghị Bộ Xây dựng xem xét, ban hành quy định về cách tính lãi suất bảo toàn vốn đối với.
Trường hợp nhà ở xã hội không phải do Nhà nước đầu tư: Kiến nghị Bộ Tài chínhvà Bộ Xây dựng ban hành quy định cụ thể về cơ chế ưu đãi thuế giá trị gia tăng cho dự án nhà ở xã hội chỉ để cho thuê và cách tính chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng vào giá thuê, giá thuê mua, giá bán nhà ở xã hội.
Đồng thời kiến nghị Bộ Xây dựng xem xét, điều chỉnh suất vốn đầu tư xây dựng chung cư nhà ở xã hội bằng chung cư nhà ở thương mại.
Tại buổi giám sát, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã bất cập nhiều vướng mắc trong các văn bản dự thảo Nghị định về phát triển nhà ở xã hội, trong đó có chính sách được điều chỉnh tăng hệ số giúp tăng được nguồn cung nhà ở xã hội trong dự án.
Theo ông Châu, chính sách ưu đãi cho các chủ đầu tư loại nhà ở này đã áp dụng trong 10 năm qua, song dự thảo Nghị định về phát triển, quản lý nhà ở xã hội mới nhất, Bộ Xây dựng bỏ quy định này.
Do đó, ông Châu đề xuất cho phép dự án nhà ở xã hội tiếp tục được hưởng ưu đãi này, bởi sẽ tăng hiệu quả đầu tư, thu hút nguồn lực vào phân khúc nhà này.
“Nếu bỏ chính sách trên, doanh nghiệpcó sẵn quỹ đất sẽ ưu tiên xây nhà ở thương mại bởi dễ làm và hiệu quả hơn, thay vì chọn nhà xã hội vốn bị ràng buộc với rất nhiều quy định”, ông Châu nói, đồng thời cho rằng trong bối cảnh Nhà nước chưa có sẵn quỹ đất phát triển nhà xã hội việc giữ chính sách ưu đãi với chủ đầu tư nhà ở xã hội sẽ tạo cơ chế thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển phân khúc này.