Ông Phạm Mạnh Thường trao đổi thông tin tại cuộc họp báo. Ảnh: H.Y Đây là thông tin ông Phạm Mạnh Thường - Phó Tổng giám đốc Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) cho biết,ổchứcHộinghịquốctếcáccôngtymuabánnợchâuÁbd ltd la liga tại cuộc họp báo chuyên đề sáng 13/11 tại Bộ Tài chính. VAMC được kết nạp làm thành viên IPAF Theo ông Phạm Mạnh Thường, trong 2 ngày 14 và 15/11, DATC phối hợp với ADB sẽ tổ chức Hội nghị thường niên và Hội nghị quốc tế Diễn đàn các công ty quản lý tài sản công quốc tế (IPAF) lần thứ 4, với chủ đề “Củng cố an ninh tài chính châu Á và giải pháp thực hiện”. Hội nghị được tổ chức với mục đích tăng cường năng lực và thúc đẩy chia sẻ tri thức giữa các thành viên IPAF, các nhà hoạch định chính sách và chuyên gia. Đồng thời đóng góp cho sự ổn định của kinh tế từng quốc gia và khu vực châu Á, thông qua thúc đẩy hợp tác và chia sẻ tri thức, kinh nghiệm chuyên môn giữa các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC) công. Thông qua hoạt động hợp tác giữa các thành viên, IPAF sẽ củng cố cơ chế ứng phó với khủng hoảng để thúc đẩy khả năng phục hồi của nền kinh tế khu vực. Theo chương trình, Hội nghị thường niên IPAF 2018 được tổ chức vào ngày 14/11/2018. Đây là hoạt động nội bộ giữa các thành viên IPAF và ADB. Năm nay, Hội nghị thường niên IPAF 2018 sẽ chính thức thông qua việc kết nạp thành viên mới là Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Tiếp đó, ngày 15/11 sẽ diễn ra Hội nghị quốc tế Diễn đàn IPAF 2018. Tại phiên 1 của hội nghị, các diễn giả, chuyên gia, đại diện các thành viên IPAF sẽ tập trung trao đổi, thảo luận về tình hình kinh tế - tài chính thế giới và khu vực châu Á; qua đó đánh giá những tác động, lường định những dấu hiệu có nguy cơ dẫn đến khủng hoảng tài chính - kinh tế, để đề xuất những giải pháp, chính sách ứng phó. Tại phiên 2, các thành viên và chuyên gia chia sẻ về tình hình và cơ chế xử lý nợ xấu trong thời gian qua tại các quốc gia và những bài học kinh nghiệm từ quốc tế trong công tác xử lý nợ xấu. Thị trường xử lý nợ châu Á là chủ đề thảo luận của phiên 3 và 4, theo đó, các đại biểu thảo luận, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng và dự báo xu hướng phát triển của thị trường xử lý nợ châu Á trong thời gian tới. Qua đó làm cơ sở để các quốc gia thành viên xây dựng kế hoạch phát triển thị trường mua bán nợ và quản lý tài sản nhà nước một cách hiệu quả trong thời gian tới. Đồng thời đưa ra các khuyến nghị chính sách với chính phủ về những vấn đề liên quan đến xử lý nợ/tài sản xấu, tăng cường an ninh tài chính, bảo đảm sự ổn định của nền kinh tế quốc gia và khu vực. Diễn đàn IPAF là sáng kiến được đề xuất tại Hội nghị quốc tế về phát triển ngành tài chính toàn cầu do Bộ Tài chính Việt Nam phối hợp với ADB và Công ty Quản lý tài sản Hàn Quốc (KAMCO) tổ chức tại Hà Nội năm 2012. Vào tháng 5/2013, Diễn đàn IPAF chính thức được thành lập tại Seoul, Hàn Quốc gồm 7 thành viên sáng lập đến từ Việt Nam, Trung Quốc, Kazakhstan, Hàn Quốc và Thái Lan, trong đó DATC là đại diện của Việt Nam tham gia làm thành viên sáng lập diễn đàn. Tính đến nay, IPAF có 13 thành viên, gồm 9 thành viên chính thức và 4 thành viên liên kết. Trong đó thành viên chính thức là những AMC công do nhà nước làm chủ sở hữu và được chính phủ sử dụng như là công cụ kinh tế để xử lý nợ/tài sản xấu. Thành viên liên kết là những tổ chức liên quan không nhất thiết phải hoạt động dưới hình thức AMC. DATC hỗ trợ xử lý hơn 90.000 tỷ đồng nợ xấu Tại cuộc họp báo, ông Phạm Mạnh Thường cũng chia sẻ một số thông tin cơ bản về hoạt động của DATC. Cụ thể, thời gian qua, DATC đã giúp xử lý hơn 90.000 tỷ đồng nợ xấu của cả tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài, hỗ trợ trên 3.000 DN xử lý công nợ tồn đọng trong quá trình cổ phần hóa, giúp trên 180 DN thuộc các thành phần thực hiện tái cấu trúc, phục hồi hoạt động. Thực tế, trong quá trình sắp xếp, cổ phần hóa DN nhà nước, có những DN tiềm năng tốt, tuy nhiên do nhiều khó khăn khác nhau dẫn đến mất cân đối dòng tiền, trở thành nợ tồn đọng. DATC đã giúp các DN này xử lý nợ xấu, cơ cấu lại tình trạng tài chính để đủ điều kiện cổ phần hóa. Đặc biệt, DATC đã giúp hơn 20 tâp đoàn và tổng công ty nhà nước hoàn thiện việc cơ cấu lại tài chính cho các đơn vị thành viên, xử lý công nợ để đủ điều kiện cổ phần hóa. Đơn cử, gần đây nhất, DATC đã hỗ trợ Vinalines xử lý hơn 9.000 tỷ đồng nợ xấu. Theo đó, Vinalines đã thực hiện IPO cách đây hơn 1 tháng, chuyển đổi hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Bên cạnh những số liệu tài chính cụ thể, một tác động quan trọng nữa của việc DATC tham gia xử lý nợ, tái cơ cấu DN là giúp ổn định an sinh xã hội, đảm bảo an toàn của hệ thống tài chính. Qua hoạt động của mình, DATC đã giúp tạo công ăn việc làm cho hàng chục ngàn người lao động, từ cán bộ, công nhân viên trực tiếp cho đến các nông dân, hộ gia đình tham gia chuỗi sản xuất. H.Y |