【bồ dao nha】Truyền hình thực tế: Nên cân nhắc khi cho trẻ em tham gia
作者:Cúp C1 来源:Cúp C2 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 10:52:34 评论数:
Bởi,ềnhìnhthựctếNêncânnhắckhichotrẻbồ dao nha theo giải thích của nhà báo Mạnh Hà trong buổi Giao lưu trực tuyến "Truyền hình thực tế từ góc nhìn khán giả" do báo Vnmedia tổ chức chiều 4/3, việc phát triển năng khiếu cho trẻ em bằng con đường giáo dục, vừa chơi vừa học sẽ có hiệu quả lâu bền hơn.
Nhiều ý kiến cho rằng, sự xuất hiện của hàng loạt chương trình phiên bản nhí như “The Voice Kids”, “Gương mặt thân quen nhí” hay “Bước nhảy Hoàn Vũ nhí”,… bên cạnh việc nâng cánh để phát triển tài năng thì cũng khiến các em bị rơi vào guồng quay giải trí quá sớm, ảnh hưởng đến việc học tập và tâm lý tuổi mới lớn bởi chúng thường phải biểu diễn những tác phẩm được dàn dựng "người lớn hóa". Chưa kể đến việc nhiều người tin rằng một số nhà sản xuất đang cố dùng yếu tố trẻ em để câu kéo khán giả, đưa trẻ em vào những cuộc thi với đầy rẫy những toan tính, sắp đặt của người lớn là rất nguy hiểm.
Phụ huynh nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định cho con em mình tham gia. Ảnh: Thanh Niên
Nêu quan điểm cá nhân về vấn đề này, nhà báo Mạnh Hà cho biết: Những chương trình truyền hình thực tế có sự tham gia của tài năng thiếu nhi luôn thu hút sự chú ý của khán giả nhưng dường như sau mỗi cuộc thi rất ít em có khả năng ngày lập tức có thể lên sân khấu biểu diễn như nghệ sỹ chuyên nghiệp. Những chương trình truyền hình thực tế sử dụng thí sinh ít tuổi cần được sự giám sát chặt chẽ hơn nữa vì trẻ em luôn là những đối tượng dễ bị tổn thương.
"Đôi khi chính sự quan tâm thái quá của khán giả khiến các thí sinh ít tuổi cũng chịu áp lực quá sức. Tôi nghĩ là phụ huynh của các em nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định cho con em mình tham gia chương trình truyền hình thực tế. Phát triển năng khiếu cho trẻ em bằng con đường giáo dục vừa chơi vừa học tôi nghĩ là lâu bền hơn" nhà báo này khuyên.
Trong khi đó, trả lời một khán giả về nghi ngại các chương trình truyền hình thực tế, cụ thể là "Gương mặt thân quen" làm cho trẻ em bị "già" sớm hoặc bắt các cháu phải đóng giả trai, giả gái sẽ làm ảnh hưởng đến lối sống và thẩm mỹ, Diva Mỹ Linh cho biết tên gốc của chương trình là "The face and sound familiar" nên việc các cháu phải đóng giả hình dáng, giọng hát, cách trình diễn của một nghệ sĩ nào đó (nam hoặc nữ) theo sự bốc thăm là fomat của chương trình.
"Chương trình này không mang nặng tính ăn thua mà mang tính giải trí, vui là chính nên tôi nghĩ nó không có vấn đề gì quá to tát về lối sống hay tính thẩm mỹ của các cháu. Mặt khác, cũng là một phụ huynh của 3 con đang tuổi mới lớn tôi xin chia sẻ rằng việc giáo dục trong gia đình là quan trọng nhất rồi mới đến nhà trường và xã hội. Thế cho nên định hướng và lối sống về thẩm mỹ và lối sống cho các cháu ngay từ khi còn nhỏ trong gia đình" ca sĩ Mỹ Linh chia sẻ.
Nói về tính hiệu quả của những chương trình này, Diva cho biết, các chương trình thực tế như The Voice hay Vietnam Idol, So You think you can dance… mở ra cho nhưng người có khả năng ca hát hay nhảy múa có cơ hội được tiếp cận với giới chuyên môn, tiếp cận với khán giả đại chúng một cách nhanh nhất. Trong một số trường hợp đã khiến họ thay đổi cả cuộc đời. Đây là khía cạnh nhân văn của các chương trình kể trên.
Hơn nữa, không thể phủ nhận một số chương trình đã phát hiện để đưa đến thị trường âm nhạc những giọng ca hoặc những vũ công tài năng xuất hiện từ quần chúng. Mặc dù còn có nhiều ý kiến trái chiều, còn nhiều điều cần phải bàn và chấn chỉnh nhưng việc có mặt những chương trình thực tế đã góp phần làm thay đổi bộ mặt âm nhạc đại chúng là điều ai cũng có thể nhìn thấy.
Việc xuất hiện nhiều chương trình truyền hình thực tế được nhà báo theo dõi ngành Văn hóa- Giải trí lâu năm như nhà báo Mạnh Hà nhận thấy, ngành công nghiệp giải trí ở Việt Nam đã bắt đầu manh nha hình thành.
"Đôi khi nó tách biệt với đời sống nghệ thuật, đánh lạc hướng khán giả khiến họ chạy theo những giá trị bề nổi mang tính thời trang. Tôi nghĩ khán giả nên khó tính hơn nữa để tìm cho mình món ăn giải trí thực sự tác động tích cực đến đời sống tinh thần", nhà báo này nói.
Việc xuất hiện nhiều chương trình truyền hình thực tế, theo nhà báo, cũng có tác dụng đẩy nhanh sự phát triển của công nghiệp giải trí tạo nhiều cơ hội cho các nghệ sỹ thể hiện trước công chúng, đồng nghĩa với việc họ ít có thời gian đầu tư cho sự sáng tạo nghệ thuật cá nhân. Truyền hình thực tế cũng lấy mất đất của các chương trình biểu diễn trên sân khấu nhà hát. Bởi chỉ có trên sân khấu này khán giả mới được tiếp xúc với nghệ thuật trực tiếp và nuôi dưỡng đam mê sáng tạo của nghệ sỹ.
Truyền hình thực tế với những phiên bản ăn khách nhất thế giới như The Voice, Vietnam Idol, X-Factor, Cặp đôi hoàn hảo, Vietnam’s Got Talent, Bước nhảy hoàn vũ, Vietnam’s Next Top Model… đã làm thay đổi bộ mặt của truyền hình giải trí nhiều năm qua. Không đơn thuần là mang lại những chương trình được đầu tư chất lượng, quy mô, được giám sát chặt chẽ về format bởi các nhà bán bản quyền mà nó còn mang lại cơ hội đổi đời, vụt sáng của rất nhiều tài năng Việt Nam ở đủ mọi lứa tuổi, trong mọi lĩnh vực.
Tuy nhiên, những sai phạm trong thời gian qua và những scandal mà các chương trình truyền hình thực tế vấp phải như lộ kịch bản sắp đặt kết quả, thí sinh uống nhầm axit, biên tập quá đà gây ảnh hưởng đến đời tư của thí sinh, thí sinh lấy nhầm khăn Piêu của người Thái làm khố, thí sinh đấu tố nhau ở hậu trường… khiến cho các show truyền hình thực tế làm khán giả mất niềm tin vào kết quả cuối cùng của mỗi cuộc thi.
Trước những lùm xùn đó, mới đây Bộ Thông tin Truyền thông đã tạm dừng cấp giấy chứng nhận liên kết của VTV với các đối tác sản xuất các chương trình này và nhiều ý kiến trái chiều được bộc lộ.
Trà Phương
Truyền hình trực tiếp trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia trên VTV1