Những năm gần đây,Độtphávàonhữngđiểmnóngxãhộiquantâqatar sc việc ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ đã mang lại lợi ích to lớn trong công tác chăm sóc sức khỏe con người và thúc đẩy phát triển các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, tài nguyên và môi trường. Tuy nhiên, nếu không được quản lý, giám sát chặt chẽ và có những biện pháp phòng tránh, ứng phó thích hợp thì sự cố bức xạ sẽ tác động, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến con người và môi trường.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn bức xạ khi ứng dụng bức xạ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, công tác quản lý an toàn bức xạ đã được Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) nói chung và bộ phận Thanh tra Bộ KH&CN nói riêng triển khai thực hiện với nhiều hoạt động thiết thực, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn bức xạ hạt nhân.
Đặc biệt, trong năm 2017, Thanh tra Bộ KH&CN đã phối hợp với Cục An toàn bức xạ và hạt nhân đã tiến hành 4 cuộc thanh tra tại 17 cơ sở về lĩnh vực an toàn bức xạ hạt nhân. Nội dung thanh tra bao gồm việc chấp hành quy định pháp luật về năng lượng nguyên tử trong khai báo, đề nghị cấp phép tiến hành công việc bức xạ đối với các nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ; công tác bảo đảm an toàn, an ninh trong lưu giữ, bảo quản, vận chuyển và sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ; các loại giấy phép tiến hành công việc bức xạ.
Sau quá trình kiểm tra, cơ quan chức năng đã xử phạt vi phạm hành chính 07 cơ sở có hành vi vi phạm: Không thực hiện khai báo, cấp giấy phép trong hoạt động lưu giữ, sử dụng nguồn phóng xạ; không bổ nhiệm người chịu trách nhiệm an toàn đối với hoạt động tiến hành công việc bức xạ; không đọc liều kế cá nhân đúng quy định cho nhân viên tiến hành công việc bức xạ; không báo cáo tình hình tiến hành công việc bức xạ hàng năm cho cơ quan có thẩm quyền; vi phạm điều kiện giấy phép tiến hành công việc bức xạ. Qua xử lý, tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính được thu trị giá 80 triệu đồng.