【kq tq】Gói hỗ trợ lãi suất 3

  发布时间:2025-01-25 17:47:57   作者:玩站小弟   我要评论
NHNN: Mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm 1,55%/năm so với trước dịchLãi suất cho vay chưa giảm nhiều, kq tq。
NHNN: Mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm 1,óihỗtrợlãisuấkq tq55%/năm so với trước dịch
Lãi suất cho vay chưa giảm nhiều, khách hàng cá nhân bị "ngó lơ"
Lãi suất huy động tại nhiều ngân hàng tiếp tục xu hướng giảm
NHNN sẽ có chính sách khuyến khích hoặc hạn chế nếu các NHTM giảm lãi suất, phí thực chất và hiệu quả. Ảnh: ST
Việc thực hiện gói hỗ trợ lãi suất cần rút kinh nghiệm và bài học từ gói hỗ trợ năm 2009. Ảnh: ST

Hơn 100.000 tỷ đồng sẽ được hỗ trợ lãi suất 3-4%

Tối 25/9, chia sẻ tại Đối thoại "Gói hỗ trợ lãi suất: Vốn phải đến đúng đích", ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, Chủ tịch Quốc hội đề xuất đưa ra gói hỗ trợ trên 2.000 tỷ đồng, tương đương 60.000-65.000 tỷ đồng dư nợ. Nhưng dự kiến gói này sẽ tăng lên khoảng 3.000 tỷ đồng, tương đương quy mô dư nợ hơn 100.000 tỷ đồng, lãi suất khoảng 3-4%/năm để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

Hơn nữa, đại diện NHNN cho hay, quy mô gói hỗ trợ là 3.000 tỷ đồng nhưng cũng cần tính thêm các giải pháp từ trước đến nay mà ngành Ngân hàng đã thực hiện, có nhiều ngân hàng đã 3 lần hạ lãi suất từ khi có dịch đến nay. Thời gian qua, ngành Ngân hàng đã vào cuộc nhiều và sớm để hỗ trợ doanh nghiệp. Lũy kế đến nay, các ngân hàng đã giảm lãi suất được trên 26.000 tỷ đồng – đồng nghĩa đây cũng là con số mà các ngân hàng đã chia sẻ lợi nhuận với người dân, doanh nghiệp. Nên nếu tính tất cả các biện pháp thì mức lãi suất còn được hỗ trợ nhiều hơn so với tính toán.

Tuy nhiên, TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ quốc gia, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển kinh doanh lại cho rằng, quy mô 3.000 tỷ đồng là quá nhỏ, “không thấm vào đâu” và không đủ để tạo sức bật cho nền kinh tế phục hồi.

Đặc biệt, vị chuyên gia này cũng phân tích một góc nhìn từ gói hỗ trợ lãi suất mà Chính phủ đã thực hiện vào năm 2009 để cứu nền kinh tế vì khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008. Theo đó, gói hỗ trợ này lên tới 19.000 tỷ đồng, doanh nghiệp được vay với lãi suất 4-5%/năm. Nhưng khi thực hiện lại khiến tăng trưởng tín dụng bị nới lỏng quá mức, lên tới 37,7% vào năm 2009, năm 2010 là 27,6%, năm 2011 giảm xuống 12% nhưng lại kéo lạm phát lên tới 18,5%, năm 2012 thì lạm phát là 9,2%... trong khi GDP tăng trưởng không nhiều do đã bị lạm phát xói mòn.

“Có thể thấy cách làm hồi 2009 là chủ quan, không đặt ra các “chốt” nêu trên từ đầu nên lợi cũng có nhưng không nhiều, mà hại rất lớn. Nhưng hiện nay, tôi ủng hộ việc thực hiện một gói hỗ trợ lãi suất nhưng cần cách làm thông minh, trên nền tảng rút ra bài học từ năm 2009, bằng cách dùng chính sách của NHNN để tạo điều kiện giảm lãi suất, cùng với đó là bảo đảm nguồn lực bằng cách phát hành trái phiếu hoặc sử dụng nguồn dự trữ ngoại tệ”.

TS. Lê Xuân Nghĩa

Vì thế, ông Lê Xuân Nghĩa nhấn mạnh thêm, khi thực hiện gói hỗ trợ này, Chính phủ cần rút kinh nghiệm, quan tâm đảm bảo 3 “chốt” an toàn cho nền kinh tế vĩ mô: một là tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý; hai là không để lạm phát lên quá cao, Quốc hội cho phép lạm phát dưới 4%, nhưng nếu áp dụng gói này chỉ chấp nhận tăng lên không qua 5%; ba là phải đảm bảo vấn đề về tỷ giá hối đoái, vì giảm lãi suất nhưng tỷ giá tăng sẽ gặp “rắc rối” với Mỹ về đánh giá thao túng tiền tệ.

Ngoài ra, ông Nghĩa cũng yêu cầu phải đảm bảo “chốt” vi mô, bởi gói hỗ trợ năm 2009 để lại hậu quả nặng nề đến nay vẫn chưa giải quyết hết, là các ngân hàng “0 đồng”, hàng loạt ngân hàng yếu kém phải chịu sát nhập… Bên cạnh đó cũng phải tính đến thanh khoản ngân hàng, tính toán kỹ lưỡng với các giải pháp về giãn, hoãn nợ mà NHNN đang thực hiện.

Công bằng cho tất cả doanh nghiệp

Cũng ủng hộ gói hỗ trợ này, theo TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, bối cảnh năm 2009 và 2021 khác nhau, 2009 là suy thoái kinh tế toán cầu, 2021 là dịch bệnh; 2009 cơ chế chính sách chưa phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng 2021 thì đã đảm bảo với các nguyên tắc an toàn, hiệu quả.

Tuy nhiên, để tiếp cận vốn thì doanh nghiệp nào cũng khó khăn, do tất cả doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nên ông Hùng cho rằng, cần biện pháp để các ngân hàng giảm chuẩn cho vay, hơn nữa là không nên phân biệt đối tượng được hưởng hỗ trợ về cả quy mô và loại hình hoạt động. Ngoài ra phải có chính sách để xác nhận rõ đối tượng được thụ hưởng, để còn đảm bảo công tác thanh kiểm tra sau này.

Từ góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel) cho hay, doanh thu của Vietravel trước đây vào khoản 7.000-8.000 tỷ đồng/năm, nhưng đến giờ này có thể không đạt được 10% số này.

Tuy nhiên, theo ông Kỳ, việc giảm lãi suất vẫn còn triển khai chậm, nhiều ngân hàng “lình xình” như “mắc dây thun”. Trong khi doanh nghiệp cũng như ngân hàng, lúc này chúng ta nên chia sẻ với nhau. Sản phẩm ngân hàng là tiền, doanh nghiệp dùng “oxy” đó để thở.

Do đó, các chuyên gia nhận định, gói hỗ trợ này cần tính toán kỹ lưỡng cả về thời hạn thực hiện; ngân sách và các ngân hàng thương mại cũng phải thanh toán sòng phẳng, thực hiện nghiêm túc và nhanh chóng…

Mặt khác, nếu gói giảm lãi suất này không có cơ chế riêng, cứ thực hiện theo các quy định, tiêu chuẩn hiện hành thì ngay cả các doanh nghiệp lớn cũng không thể đáp ứng yêu cầu… Vì thế, NHNN và Bộ Tài chính cần ngồi lại với nhau để bàn bạc, xây dựng gói hỗ trợ lãi suất phù hợp.

相关文章

最新评论