当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【tin chuyển nhượng bayern】Kim ngạch xuất khẩu đứng top đầu, doanh nghiệp ngành dệt may lãi đậm nửa đầu năm

Triển vọng sáng của ngành dệt may

Theạchxuấtkhẩuđứngtopđầudoanhnghiệpngànhdệtmaylãiđậmnửađầunătin chuyển nhượng bayerno chuyên gia phân tích của Công ty cổ phần Chứng khoán VPS (VPS), hiện ngành dệt may đang được trợ lực bởi nhiều yếu tố trong nước cũng như quốc tế, kết hợp với những điều kiện thuận lợi hứa hẹn 2024 là một năm sáng giá của ngành dệt may nói chung.

Kim ngạch xuất khẩu đứng top đầu, doanh nghiệp ngành dệt may lãi đậm nửa đầu năm
Dệt may là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu đứng top đầu cả nước trong 6 tháng đầu năm nay khi đạt gần 21 tỷ USD. Ảnh TL minh họa.

Thời gian qua, động thái các công ty FDI mở rộng sản xuất dệt và nhuộm tại Việt Nam đã cho thấy ngành dệt may đang có triển vọng tích cực. Việt Nam hiện đang có khoảng 3.500 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành dệt may, với tổng mức đầu tư khoảng trên 37 tỷ USD.

Khu vực FDI đang nắm giữ vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp dệt may, đóng góp khoảng 65% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. Một số các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư lớn gồm: Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc... Trong đó, Hàn Quốc là quốc gia số một trong đầu tư vào ngành dệt may ở Việt Nam.

Bên cạnh trợ lực từ doanh nghiệp FDI, các Hiệp định thương mại tự do cũng đóng góp không nhỏ trong việc hỗ trợ sự khởi sắc của ngành dệt may. Theo chuyên gia VPS, trong bối cảnh các nền kinh tế lớn dần hồi phục, ECB có động thái hạ lãi suất, các hiệp định thương mại như EVFTA, CPTPP và RCEP tiếp tục tạo ra cơ hội lớn cho xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang các thị trường lớn như EU và Nhật Bản. Những hiệp định này giúp giảm thuế và mở rộng thị trường xuất khẩu cho ngành dệt may Việt Nam.

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang có triển vọng chiếm thị phần của Trung Quốc tại Mỹ. Do lo ngại về chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và vấn nạn lao động tại Tân Cương, nhiều công ty thời trang Mỹ đã quyết định giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Việt Nam, cùng với Bangladesh, Campuchia và Indonesia, trở thành những lựa chọn thay thế hàng đầu cho các nhà nhập khẩu Mỹ.

Đối với các yếu tố trong nước, hiện doanh số hàng may mặc tại Việt Nam đạt gần 250.000 tỷ đồng trong năm 2023, tăng 7,4% so với năm 2022 dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Tiêu thụ trong nước vẫn cho thấy nhiều tín hiệu tích cực trong năm 2024 và là một nguồn động lực quan trọng cho ngành dệt may.

Cùng với sức tiêu thụ trong nước lớn, nhờ vào các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ, đặc biệt là Chiến lược phát triển ngành dệt may, da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035 đã được phê duyệt sẽ là một trong những lợi thế lớn của ngành dệt may Việt Nam trong thời gian tới.

Doanh nghiệp dệt may – nửa đầu năm khởi sắc xen lẫn “cầm chừng”

Trên sàn chứng khoán, trong quý II/2024, nhiều doanh nghiệp ngành dệt may đang hồi phục tích cực, thậm chí ghi nhận lãi đậm, tuy nhiên, cũng không ít công ty sản xuất kinh doanh cầm chừng.

Kim ngạch xuất khẩu đứng top đầu, doanh nghiệp ngành dệt may lãi đậm nửa đầu năm
Nhiều doanh nghiệp ngành dệt may đang hồi phục tích cực. Ảnh minh họa.

Theo Báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất quý II/2024, Công ty cổ phần Dệt may Hoà Thọ (mã Ck: HTG) ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.094 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ. Khấu trừ chi phí, doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 69 tỷ đồng, tăng trưởng tới 110% so với cùng kỳ. Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất trong vòng 7 quý trở lại đây.

Lũy kế nửa đầu năm, Dệt may Hoà Thọ ghi nhận lợi nhuận sau thuế tăng mạnh 80% so với cùng kỳ, đạt xấp xỉ 114 tỷ đồng.

Hay như, Công ty cổ phần Sợi Phú Bài (mã Ck: SPB) ghi nhận lợi nhuận gần 3,8 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 18 tỷ đồng. Không kém cạnh, trong quý II/2024, Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại TNG (mã Ck: TNG) ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 86 tỷ đồng, tăng 62% so với cùng kỳ năm ngoái. Luỹ kế nửa đầu năm 2024, TNG ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt hơn 128 tỷ đồng, hoàn thành 41% mục tiêu năm.

Mới đây, Tổng công ty Việt Thắng (mã Ck: TVT) cũng vừa công bố kết quả kinh doanh quý II/2024 với lợi nhuận sau thuế tăng trưởng mạnh nhờ giá vốn bán hàng giảm sâu. Công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 251 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế ghi nhận hơn 3,4 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ lãi hơn 457 triệu đồng, tương ứng tăng trưởng 649%.

Lũy kế nửa đầu 5 tháng đầu năm 2024, công ty ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 6,21 tỷ đồng, tăng 33,8% so với cùng kỳ năm 2023.

Ở chiều ngược lại, Công ty cổ phần Sợi Thế Kỷ (mã Ck: STK) ghi nhận hơn 303 tỷ đồng doanh thu thuần. Lợi nhuận sau thuế âm 55,5 tỷ đồng, mức lỗ cao nhất từ trước đến nay. Luỹ kế 6 tháng, STK lỗ gần 55 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi hơn 39 tỷ đồng.

Năm 2024, STK đề ra mục tiêu tăng trưởng mạnh với doanh thu dự kiến 2.703 tỷ đồng và lợi nhuận 300 tỷ đồng. Như vậy, doanh nghiệp còn cách rất xa kế hoạch đề ra.

Trong khi đó, Công ty cổ phần Vải sợi May mặc Miền Bắc (mã Ck: TET) ghi nhận doanh thu bán hàng giảm 15%. Giá vốn tăng 34% cùng chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng dẫn tới lợi nhuận giảm 63%, xuống còn 1,8 tỷ đồng trong quý II.

Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS), dệt may là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu đứng top đầu cả nước trong 6 tháng đầu năm nay khi đạt gần 21 tỷ USD, tăng khoảng 4% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu theo tháng cũng tăng trưởng trở lại trong tháng 6 với kim ngạch đạt 3,16 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ nhờ sự tăng trưởng 2% tại thị trường Mỹ trong khi các thị trường khác vẫn còn yếu.

Trên cơ sở phân tích, dự báo bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế, VITAS đặt mục tiêu toàn ngành năm 2024 đạt kim ngạch xuất khẩu 44 tỷ USD (tăng 9,2% so với năm 2023).

分享到: