Khái quát về công nghệ xanh Khái niệm công nghệ xanh bắt đầu có từ thập niên 60-70 của thế kỷ trước,ướngtớimộtnềncôngnghệxanhkinhtếkết quả anh b xuất phát từ sự nhận thức của con người về nguy cơ công nghệ có thể tàn phá môi trường sinh thái, đe dọa sự sống còn của nhân loại. Từ đó, công nghệ nào có nguy cơ tàn phá môi trường, công nghệ nào ít gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường hơn được phân biệt. Theo định nghĩa tiếng Anh, công nghệ xanh (green technology) hay còn gọi là công nghệ sạch (clean technology) là các công nghệ thân thiện với môi trường dựa trên quy trình sản xuất hoặc chuỗi cung ứng sạch. Theo định nghĩa tại Khoản 5 Điều 2 Chương I Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017, công nghệ sạch là công nghệ phát thải ở mức thấp chất gây ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, sử dụng ít tài nguyên không tái tạo hơn so với công nghệ hiện có. Mục tiêu chính của công nghệ xanh là ngăn chặn, khắc phục những tác động tiêu cực mà con người gây ra đối với môi trường. Nó không chỉ đem lại lợi ích cho thiên nhiên mà còn tạo cho con người thói quen sạch và xanh, đảm bảo Trái đất khoẻ mạnh để sự sống diễn ra mạnh mẽ. Một số lĩnh vực ứng dụng của công nghệ xanh Các công nghệ xanh hiện đang được phát triển, ứng dụng cho các hoạt động sản xuất, xây dựng, xử lý môi trường, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất năng lượng, khai khoáng, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp… Mới đây, các nước châu Âu đã thông qua bản "Kế hoạch khí hậu" do Liên minh châu Âu (EU) đề xuất, với trọng tâm cấm bán mới các loại xe ô tô chạy nhiên liệu hóa thạch từ năm 2035, qua đó hướng tới tham vọng biến châu Âu thành lục địa không phát thải cacbon vào giữa thế kỷ XXI. Trong bối cảnh phát thải từ xe hơi và các phương tiện giao thông sản sinh lượng cacbonic lớn ở châu Âu, đề xuất mới này đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhiều nước. Các nhà sản xuất ô tô tại châu Âu sẽ phải cắt giảm 100% phát thải khí cacbonic vào năm 2035 và không thể bán ra những chiếc xe mới sử dụng động cơ xăng hay dầu diesel tại 27 quốc gia thành viên EU. Trước kỳ hạn trên, các hãng sản xuất xe hơi phải cắt giảm 55% phát thải cacbon từ ô tô xuất xưởng vào năm 2030 so với năm 2021. Công nghệ xanh trong lĩnh vực xe hơi hiện đang là xu thế phát triển rất mạnh tại các nước, trong đó Việt Nam đã tham gia vào chuỗi sản xuất xe điện sạch, với các mẫu xe điện của tập đoàn Vinfast. Trong lĩnh vực năng lượng xanh, hiện tại trên thế giới đang phát triển 5 nguồn năng lượng sạch phổ biến bao gồm: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh khối, năng lượng từ địa nhiệt và năng lượng từ đại dương bên cạnh các năng lượng được sản xuất từ các nguồn truyền thống như thủy điện, nhiệt điện, điện hạt nhân, điện khí. Các dạng năng lượng mới khác như hydro xanh, lưu trữ năng lượng… đang được nghiên cứu, triển khai. Theo cam kết của các nước thành viên tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), các nước sẽ hạn chế sử dụng năng lượng từ than và dẫn tới loại bỏ hoàn toàn, điện hạt nhận tiềm ẩn những nguy cơ về môi trường lớn trong trường hợp xảy ra sự cố (đã có những bài học từ Nhật Bản, Ucraina…). Do đó, việc phát triển các nguồn năng lượng sạch khác thay than là hết sức cần thiết. Việt Nam đã có sự phát triển bùng nổ về năng lượng tái tạo (năng lượng gió, mặt trời) trong thời gian vừa qua. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam hiện có công suất điện mặt trời được lắp đặt toàn diện nhất ở Đông Nam Á, với 16.500 MW được sản xuất vào năm 2020 và nằm trong top 10 quốc gia có công suất lắp đặt điện năng lượng mặt trời cao nhất trên toàn cầu vào năm 2020. Với tiềm năng lớn về điện mặt trời và các mục tiêu năng lượng xanh đầy tham vọng vào năm 2050, Việt Nam có nhiều cơ hội để trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về năng lượng tái tạo. Ngoài ra, có lý do thuyết phục để thành lập các dự án năng lượng gió ở Việt Nam do có đường bờ biển dài, nguồn tài nguyên gió lớn nhất trong khu vực với tiềm năng lớn. Năng lượng gió và mặt trời là một trong những công nghệ xanh, sạch. |