Phiên thảo luận tổ về Dự thảo Luật Nhà giáo. |
Bảng lương của nhà giáo được sắp xếp lại để bảo đảm tương quan với công chức và với viên chức các ngành khác,ộtrưởngNguyễnKimSơnhồiâmýkiếnđạibiểuvềlươngnhàgiákèo giải đức theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn.
Sáng 20/11, Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật Nhà giáo (Dự thảo).
Tại Dự thảo, chính sách tiền lương của nhà giáo được bố trí ưu tiên. Trong đó, lương cơ bản theo bảng lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định của pháp luật. Nhà giáo tiếp tục được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo cho đến khi thực hiện chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW.
Thảo luận tại tổ hôm 9/11, có ý kiến đại biểu đề nghị bổ sung chính sách ưu tiên bảo đảm nhà giáo sống được bằng lương, đặc biệt là nhà giáo trẻ. Ý kiến khác đề nghị cân nhắc quy định chính sách lương cho phù hợp vì đã quy định lương được xếp cao nhất song lại có thêm những ưu đãi thêm nữa; đề nghị chỉ quy định nhà giáo người dân tộc thiểu số, công tác ở vùng đặc biệt khó khăn mới được hưởng ưu tiên cao hơn.
Ngoài ra, có vị đại biểu cho rằng, Luật không nên quy định cụ thể về tiền lương mà chỉ đề nguyên tắc, bảng lương khi xếp lương và giao cho Chính phủ quy định chi tiết cụ thể từng vị trí việc làm…
Tại báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến thảo luận tại tổ mới được gửi tới các vị đại biểu Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo - cơ quan soạn thảo nêu, quan điểm “lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm chế độ phụ cấp tuỳ theo tính chất công việc, theo vùng” đã được khẳng định từ Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII (năm 1999) cho đến Nghị quyết số 29-NQ/TW (năm 2013) và gần đây nhất là Kết luận 91-KL/TW (năm 2024).
Để thể chế hóa thành các chính sách cụ thể, Cơ quan soạn thảo dự kiến quy định: Nhà giáo được xếp lương theo thang bậc lương hành chính sự nghiệp và được hưởng thêm phụ cấp lương cơ bản tương ứng với chức danh từ mức 1 đến 1,8; bảng lương của nhà giáo được sắp xếp lại để bảo đảm tương quan với công chức và với viên chức các ngành khác; phụ cấp ưu đãi của nhà giáo dự kiến điều chỉnh đối với cấp mầm non (tăng thêm 10%) và tiểu học (thăng thêm 5%); nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp; bổ sung đối tượng hưởng phụ cấp lưu động gồm nhà giáo dạy liên trường…
Các nội dung này đã được thể hiện tại dự thảo Nghị định quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp, chính sách thu hút, hỗ trợ đối với nhà giáo và đã được đánh giá tác động tại Báo cáo đánh giá tác động của chính sách.
“Như vậy, Cơ quan soạn thảo không để xuất bảng lương riêng đối với nhà giáo mà sử dụng “thang bậc lương hành chính sự nghiệp” chung như hiện nay, đồng thời, điều chỉnh các phụ cấp, các quy định xếp lương để bảo đảm thực hiện đúng chủ trương của Đảng và hoàn toàn phù hợp với ý kiến góp ý của Đại biểu quốc hội”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu tại báo cáo.
Vẫn theo Cơ quan soạn thảo, theo tinh thần của Nghị quyết số 27-NQ/TW, khi cải cách chính sách tiền lương sẽ thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương).
Bên cạnh đó, theo chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Kết luận 83-KL/TW, năm 2024 chỉ thực hiện việc tăng mức lương cơ sở và có quy định về tiền thưởng, đồng thời, giao cho Ban Kinh tếTrung ương chủ trì sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, trong đó phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các ban, bộ, ngành có liên quan nghiên cứu đánh giá sự phù hợp, tính khả thi và đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026 khi Bộ Chính trị ban hành và triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị.
Như vậy, quy định về tiền lương và phụ cấp tại Dự thảo Luật Nhà giáo phù hợp với tinh thần của các Nghị quyết, Kết luận và cần thiết phải được cụ thể hóa theo chỉ đạo mới nhất của Bộ Chính trị tại Kết luận 91-KL/TW. Trong thời gian tới, Cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định, trong đó sẽ lưu ý đến việc bảo đảm tương quan giữa các cấp học, trình độ đào tạo và tương quan đối với các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác, báo cáo nêu.
Hồi âm ý kiến chưa đồng thuận với quy định xếp tăng 1 bậc lương cho nhà giáo khi tuyển dụng lần đầu, Bộ trưởng giải thích, quy định này xuất phát từ thực tế mức lương khởi điểm của nhà giáo trẻ còn thấp, do đặc thù nghề nghiệp nên cơ hội để nhà giáo có thêm thu nhập rất hạn chế, cơ hội chuyển đổi nghề nghiệp của nhà giáo ở độ tuổi còn trẻ cao, tỷ lệ nhà giáo ở độ tuổi dưới 30 nghỉ việc, chuyển việc trong thời gian qua lớn hơn so với các độ tuổi khác. Nên nếu nhà nước không có chính sách phù hợp sẽ khó “giữ chân” được đội ngũ nhà giáo trẻ.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng cho biết, để bảo đảm các chính sách về tiền lương, phụ cấp có trọng tâm, trọng điểm, chi trả cho đúng đối tượng và bảo đảm tương quan với các viên chức, người lao động các ngành, lĩnh vực khác, Cơ quan soạn thảo sẽ tiếp tục nghiên cứu, đánh giá và đề xuất các quy định phù hợp, khả thi.