游客发表

【ti so brazil】Hội thảo khoa học quốc gia Kinh tế truyền thông: Lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm

发帖时间:2025-01-10 07:56:56

hội thảo

Quang cảnh hội thảo “Kinh tế truyền thông: Lý luận,ộithảokhoahọcquốcgiaKinhtếtruyềnthôngLýluậnthựctiễnvàkinhnghiệti so brazil thực tiễn và kinh nghiệm”

Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền và trực tuyến trên nền tảng Microsoft Teams.

Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Bí thư Đảng đoàn Hội Nhà báo Việt Nam đã tham dự và phát biểu tại Hội thảo.

GS.TS Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương; PGS.TS Phạm Minh Tuấn, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật; PGS.TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền cùng chủ trì Hội thảo.

Ngoài ra còn có đại diện lãnh đạo một số ban, bộ, cơ quan, nhà xuất bản, báo, tạp chí Trung ương và địa phương cùng đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong nước và ngoài nước tham dự hội thảo.

Thúc đẩy việc đa dạng hóa các sản phẩm truyền thông

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS. Phạm Minh Tuấn, Giám đốc - Tổng biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật nhấn mạnh, hội thảo khoa học quốc gia “Kinh tế truyền thông: Lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm” là dịp để các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lý luận, nhà lãnh đạo, nhà quản lý và các chuyên gia hoạt động trong thực tiễn tiếp tục làm rõ và sâu sắc hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn của kinh tế truyền thông.

Trên cơ sở đó, các đại biểu sẽ thảo luận, đề xuất các giải pháp đúng đắn, sáng tạo nhằm phát triển kinh tế truyền thông trong bối cảnh hiện nay. Đồng thời, hội thảo là dịp để các nhà khoa học cùng trao đổi, thảo luận các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế truyền thông nói chung và hoạt động xuất bản của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, hoạt động đào tạo cán bộ báo chí và truyền thông tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng.

Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS. Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết, kinh tế truyền thông là một bộ phận trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự phát triển của kinh tế truyền thông thời gian qua đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của các cơ quan, đơn vị báo chí, truyền thông, nhất là thúc đẩy việc đa dạng hóa các sản phẩm truyền thông đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng hiện đại.

Phát triển kinh tế truyền thông là cơ hội giúp cho các cơ quan truyền thông có thêm nguồn thu, từ đó tăng thu nhập cho người làm truyền thông; giúp đơn vị có điều kiện đầu tư mua sắm, trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại phục vụ sản xuất, tác nghiệp; mở mang thêm nguồn thông tin, tư liệu, tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ những người làm truyền thông.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế truyền thông cũng xuất hiện không ít những biểu hiện tiêu cực, những hiện tượng thương mại hóa, biểu hiện ở việc một số cơ quan truyền thông sa vào việc làm kinh tế mà không chú trọng chức năng, nhiệm vụ chính của mình trong việc thông tin, tuyên truyền, giáo dục.

Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông xã hội và sự thay đổi như vũ bão của công nghệ vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho các cơ quan truyền thông truyền thống, nhất là đối với các nhà xuất bản, tòa soạn báo, tạp chí, các đài phát thanh, truyền hình, thậm chí các tòa soạn báo mạng điện tử vốn được coi là loại hình báo chí mới, hội tụ đa phương tiện.

Xu hướng này cũng đặt ra những vấn đề đòi hỏi các cơ quan truyền thông phải không ngừng nỗ lực trong xây dựng những mô hình truyền thông mới với các cách thức hoạt động kinh tế truyền thông hiệu quả nhằm duy trì nguồn thu, bắt kịp nhu cầu phát triển của truyền thông thế giới đồng thời đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước.

Hội thảo đã nhận được 106 bài tham luận của các nhà khoa học trong và ngoài Học viện, Nhà xuất bản nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế truyền thông đồng thời đề xuất, luận giải cơ sở khoa học của các định hướng, quan điểm, giải pháp về hoạt động kinh tế truyền thông.

Gợi mở nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế truyền thông

Với tinh thần khoa học, tâm huyết và trách nhiệm cao, các nhà khoa học, chuyên gia đã tập trung trao đổi, thảo luận về 6 nội dung chính.

Thứ nhất, các lý thuyết kinh tế học; quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế và nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; văn hóa, giáo dục, kinh tế - xã hội, vấn đề toàn cầu hóa, quốc tế hóa… tác động đến hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động kinh tế truyền thông nói riêng.

Thứ hai, vai trò, đặc điểm của hoạt động kinh tế truyền thông, đặc biệt là hoạt động kinh tế truyền thông trong các lĩnh vực báo chí, xuất bản, quảng cáo, điện ảnh, truyền thông xã hội….

Thứ ba, chủ thể, khách thể, nội dung, phương thức hoạt động kinh tế truyền thông và những bất cập trong môi trường hoạt động trước sự vận động và phát triển nhanh chóng của xã hội.

Thứ tư, về những yêu cầu và nguyên tắc đảm bảo phát triển hoạt động kinh tế truyền thông trong bối cảnh hiện nay.

Thứ năm, thực trạng hoạt động kinh tế truyền thông ở trên thế giới và tại Việt Nam hiện nay; những kinh nghiệm và bài học thực tiễn sinh động.

Thứ sáu, đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm tháo gỡ những khó khăn, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế truyền thông ở Việt Nam hiện nay.

Kết luận hội thảo, GS.TS. Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương khẳng định, Hội thảo đã cung cấp một số luận cứ khoa học hữu ích để Đảng và Nhà nước có chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời để tiếp tục phát triển kinh tế truyền thông.

Hội thảo đã góp phần tạo nên một cái nhìn toàn diện, chân thực, sinh động về kinh tế truyền thông, từ đó gợi mở cho những cơ quan truyền thông phát triển tốt hơn, tạo ra nguồn thu chính đáng giúp cộng đồng truyền thông Việt Nam ngày càng vững mạnh để vươn tầm khu vực và thế giới.

GS.TS. Tạ Ngọc Tấn đề nghị, sau hội thảo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Học viện Báo chí và Tuyên truyền có trách nhiệm tổng hợp, chắt lọc kết quả nghiên cứu, xây dựng báo cáo kiến nghị, đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư một số vấn đề về hoạt động kinh tế truyền thông trong hoạt động báo chí, xuất bản đồng thời, tuyển chọn, xuất bản kỷ yếu để phổ biến các kết quả nghiên cứu.

Thu Nguyễn

    热门排行

    友情链接