Ước tính có tới 94% phần mềm độc hại được phân phối dưới dạng email spam,ữngcáchnhậnbiếtvàngănchặnthưrácbảođảmantoànthôngtinngườidùca cuoc m88 một số nguy cơ tiềm ẩn khác bao gồm phần mềm gián điệp, lừa đảo và mã độc tống tiền. Vì vậy, để đảm bảo an toàn thông tin cá nhân, người dùng cần nhận biết và ngăn chặn những sản phẩm thư rác tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Kiểm tra địa chỉ người gửi
Thư rác đến từ các địa chỉ email spam thường sẽ là dãy ký tự vô nghĩa, ví dụ: [email protected], [email protected],... Người dùng có thể kiểm tra các địa chỉ email này có giả mạo và tồn tại hay không bằng cách sử dụng một số công cụ kiểm tra như: mailtester, verifalia, smart-ip.net,…
Xem xét loại thông tin nào đang được yêu cầu
Người dùng nên cảnh giác với các email được gửi từ cá nhân, tổ chức có nội dung hỏi về thông tin cá nhân như chi tiết ngân hàng, thẻ tín dụng, số căn cước công dân,... Với những email có gắn đường dẫn, người dùng nên tự điều hướng đến trang web có liên quan bằng cách nhập trực tiếp URL vào trình duyệt hoặc tìm kiếm nó qua công cụ tìm kiếm tin cậy và đăng nhập vào tài khoản mà không nhấp vào liên kết trong email.
Cảnh giác thông điệp tạo cảm giác cấp bách
Những kẻ gửi thư rác thường cố gắng gây áp lực bằng cách tạo ra cảm giác cấp bách hoặc đưa thông tin sai sự thật về một sự việc quan trọng. Ví dụ: dòng chủ đề có thể chứa các từ như “khẩn cấp” hoặc “yêu cầu ngay lập tức” - gây áp lực đối với người dùng để làm theo nội dung thư yêu cầu.