Đảo Long Sơn có rừng nứa xanh biếc được ví như “con rồng xanh” của Vũng Tàu. Sở dĩ có tên Long Sơn là do hình dáng trông từ xa đảo giống như một con rồng xanh khổng lồ đang phơi mình trên sóng biển. Địa thế Long Sơn từ lâu là một vùng hải cảng quan trọng,đảoLongSơwap bóng đa cửa ngõ mở ra biển Đông. Nơi đây có vùng biển rộng và khá sâu, thủy triều lên hàng ngày, khí hậu ôn hòa và ít có bão. Đảo Long Sơn còn nhiều công trình kiến trúc cổ, lưu giữ những phong tục tập quán xưa khá độc đáo. Di tích Nhà Lớn là một địa điểm đặc biệt trên đảo, năm 1991 đã được công nhận là Di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia. Nhà Lớn Long Sơn còn gọi đền Ông Trần, là một quần thể kiến trúc cổ bề thế, uy nghi. Nhà Lớn là nơi tập trung sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người dân trên đảo. Khu nhà là một tập hợp nhiều công trình như dãy nhà phố, chợ, lầu dài, nhà máy đèn... “Đạo Ông Trần” ở Long Sơn mang biểu trưng của nhiều tôn giáo khác nhau: đạo Phật, đạo Nho, đạo thờ ông bà tổ tiên... Ông Trần tên thật là Lê Văn Mưu - người có công khai phá vùng đất hoang vu này. Lúc sinh thời, ông thường hay ở trần và đi chân đất nên người dân địa phương gọi thân mật là ông Trần. Đặc biệt, tín ngưỡng “đạo Ông Trần” không có kinh, chuông mõ, cũng không ăn chay hay kiêng kỵ, chỉ có lời dạy của ông Trần được truyền khẩu trong dân gian từ thế hệ này sang thế hệ khác. Một chuyện khá thú vị của “đạo Ông Trần” là tục lệ tổ chức ma chay, cưới hỏi, lễ lạt rất đơn giản và tiết kiệm. Xã đảo Long Sơn ngày nay - Ảnh internet |