Trước hàng loạt khó khăn,áicấutrúcbốnlĩnhvựcthịtrườngchứngkhoáđăng nhập lucky88 rủi ro đối với TTCK hiện tại, theo ông, điểm sáng nào cho thị trường trong thời gian tới?
Mặc dù gặp nhiều rủi ro, nhưng TTCK vẫn có điểm sáng đó là hiệu quả huy động vốn qua thị trường, đặc biệt thông qua việc phát hành trái phiếu Chính phủ rất mạnh, tăng gấp 4-5 lần so với năm trước. Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế hiện nay, DN khó tiếp cận được nguồn vốn từ các ngân hàng, thì việc huy động vốn qua TTCK đã giải bớt bài toán khó khăn về vốn cho DN, tất nhiên số lượng không thể bằng những năm trước.
Bên cạnh đó, giá cổ phiếu đang ở mức rất thấp, thấp hơn giá trị sổ sách, chỉ số P/E dưới mức 5, đây là thời cơ hợp lí để đầu tư. Hiện nay, nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng đang có động thái nhất định trong việc tìm kiếm cổ phiếu chứng khoán, đặc biệt là nhà đầu tư Nhật Bản. Có thể khẳng định, đây là cơ hội tốt nhất để đầu tư vào TTCK.
Vậy dự đoán của ông như thế nào về kịch bản TTCK năm 2012?
TTCK được ví như công cụ đo độ thăng trầm của nền kinh tế, nên nó hoàn toàn phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế vĩ mô năm 2012. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, kinh tế toàn cầu còn khá phức tạp, sẽ ảnh hưởng nhất định đến nền tảng kinh tế Việt Nam.
Tuy nhiên, những khó khăn của nền kinh tế vĩ mô như: Lạm phát, thâm hụt ngân sách, cán cân thanh toán thương mại đã có dấu hiệu khả quan, nhưng vẫn còn khó khăn, tác động đến nền kinh tế, trong đó có TTCK. Trước những động thái tác động đến nền kinh tế, đặc biệt là tái cơ cấu lại các khu vực kinh tế, DN Nhà nước, các tập đoàn, tổng công ty… nhất là hệ thống ngân hàng, rồi một loạt các biện pháp quyết liệt khác thực hiện vào cuối năm 2011 và đầu năm 2012, TTCK sẽ có hướng phát triển.
Tuy nhiên nhìn về góc độ dài hạn, tôi dự đoán trong nửa đầu năm 2012 sẽ còn nhiều khó khăn, nhưng sau đó tình hình sẽ được cải thiện tích cực.
Hiện nay, nhiều công ty có thị giá cổ phiếu rất thấp, 38% công ty niêm yết trên sàn TP.HCM và 55% công ty niêm yết trên sàn Hà Nội có thị giá dưới mệnh giá, trong đó có nhiều cổ phiếu có giá chỉ vài trăm đồng, vậy theo ông, họ có nên hủy niêm yết?
Việc cổ phiếu của DN bị cơ quan quản lí yêu cầu hủy niêm yết do vi phạm các quy định là chuyện bình thường. Nhưng việc DN tự hủy niêm yết lại là vấn đề cần phải bàn. Bởi vì, DN tự nguyện đăng kí niêm yết, nên việc hủy niêm yết cũng do họ tự nguyện.
Theo quan điểm cá nhân của tôi, tôi không khuyến khích việc này bởi ảnh hưởng đến nhà đầu tư. Nếu hủy niêm yết, DN vẫn có thể chuyển xuống giao dịch tại sàn UPCoM, vẫn là công ty đại chúng, vẫn phải thực hiện công bố thông tin… Chúng tôi sẽ áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về quản trị công ty và bảo vệ nhà đầu tư thiểu số. Hiện nay, việc quyết định các thông tin quan trọng còn phụ thuộc nhiều vào đầu tư nắm giữ số cổ phiếu lớn.
Đặc biệt, căn cứ năng lực tài chính, chúng tôi sẽ tiến hành phân loại cổ phiếu thành 3 dạng: Dạng bình thường; dạng phải kiểm soát và dạng kiểm soát đặc biệt.
Vậy nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan quản lí đối với TTCK là gì, thưa ông?
Nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2012 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cũng như Bộ Tài chính là tái cấu trúc TTCK, với bốn nội dung chính:
Một là, tái cấu trúc mô hình thị trường trên cơ sở 2 sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP.HCM sẽ được sắp xếp lại cho phù hợp, tránh trùng dẫm chức năng, nhiệm vụ, tạo thuận lợi nhất cho nhà đầu tư đồng thời đảm bảo công tác quản lí chặt chẽ. Phương án hợp nhất hai sở phải cân nhắc và tham khảo các mô hình của nước ngoài. Thời gian cho việc tái cấu trúc mô hình thị trường phải trong 2-3 năm mới hoàn tất được.
Hai là, tái cấu trúc công ty chứng khoán, đây là lẽ đương nhiên phải thực hiện, bởi trong giai đoạn hiện nay, các công ty chứng khoán yếu, làm ăn thua lỗ lớn, chiếm đến gần 70%. Chúng tôi sẽ dựa trên các chuẩn mực để sàng lọc, phân loại các công ty chứng khoán theo các dạng: Hoạt động bình thường; phải kiểm soát và kiểm soát đặc biệt.
Tuy nhiên, việc sáp nhập, hợp nhất các công ty chứng khoán không giống như các ngân hàng thương mại, có thể việc hợp nhất lại không cần thiết và hoàn toàn phụ thuộc các ông chủ của công ty chứng khoán. Dự kiến đến đầu tháng 4-2012, việc tái cơ cấu các công ty chứng khoán sẽ được phân định rõ ràng.
Ba là, tái cấu trúc cổ phiếu, trái phiếu. Trong mấy năm trước, khi thị trường mới hình thành, mới chỉ chú trọng đến phát triển cổ phiếu, phát triển các công ty niêm yết, nhưng trong thời gian tới phải phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu. Thông tư về niêm yết sẽ được kí và ban hành cuối tháng 12 năm nay, nhằm nâng cao tiêu chuẩn niêm yết và phân cấp nhiều mảng thị trường.
Đặc biệt, sẽ tái cấu trúc lô lớn trái phiếu và phát triển thị trường trái phiếu công ty, bằng cách tái cơ cấu hàng hóa trên cơ sở hoán đổi trái phiếu. Chẳng hạn như 40 mã thành 4 mã, tạo số lượng cao cho từng mã trái phiếu để nâng cao tính thanh khoản; phát hành trái phiếu Chính phủ theo mã có quy mô lớn…
Bốn là, tái cấu trúc các nhà đầu tư, các quỹ mở, tạo cơ chế thông tin cho nhà đầu tư. Bộ Tài chính sẽ kí và ban hành thông tư về quỹ mở phát triển cơ sở nhà đầu tư tổ chức: Quỹ Tín thác bất động sản (REIT); quỹ Hưu trí, quỹ Đầu tư tín thác (ETF); bảo hiểm liên kết…
Đặc biệt, sẽ áp dụng biện pháp phạt nặng đến việc nhà đầu tư công bố mua cổ phiếu rồi không thực hiện. Trước đây, chỉ phạt DN, nhưng hiện nay bổ sung thêm phạt cả lãnh đạo DN, để người này phải bỏ tiền túi ra nộp phạt mới có sức răn đe mạnh.
Như vậy, theo tái cấu trúc đối với cổ phiếu, trái phiếu thì hàng hóa bổ sung cho TTCK trong thời gian tới sẽ như thế nào?
Chúng ta vẫn tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa, sắp xếp lại DN Nhà nước. Hiện cả nước còn 30.000 DN Nhà nước, nhưng trong số đó có những DN có quy mô rất nhỏ, với số vốn chưa đến 1 tỉ đồng. Theo tôi không nên để những DN Nhà nước lại có số vốn ít như vậy. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đang báo cáo Chính phủ có cơ chế rõ ràng, giúp DN tiếp cận nguồn vốn quốc tế thông qua việc niêm yết trực tiếp hoặc gián tiếp, tiếp cận được nguồn vốn dài hạn và ổn định.
Còn về hành lang pháp lí cho TTCK có được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp không, thưa ông?
Hiện nay, Bộ Tài chính đang trình Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển TTCK giai đoạn 2011-2020, trên cơ sở đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ có những chiến lược ngắn hạn 5 năm để thực hiện; thông qua đề án kiểm soát dòng vốn đầu tư nước ngoài; thông qua các giải pháp, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển TTCK; hoàn thiện các thể chế chính sách, hỗ trợ thông tin, đặc biệt là vấn đề liên quan đến niêm yết, công bố thông tin, báo cáo tài chính đối với công ty niêm yết, công ty chứng khoán… và nhiệm vụ trọng tâm là tái cấu trúc TTCK như đã nói ở trên.
Bên cạnh đó, hoàn thiện các quy định về phí và thuế; hoàn thiện cơ chế tài chính DN, như: Thâu tóm, sáp nhập, mua cổ phiếu quỹ, trích lập dự phòng đầu tư tài chính…
Thu Hòa(ghi)