Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: H.Q Ngày 8/1 tại Hà Nội,ìnhađấtdựánchậmtriểnkhaiđượcđưavàosửdụbảng xếp hạng nhất thổ nhĩ kỳ Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và triển khai kế hoạch năm 2018. Trong năm 2017, ngành TN&MT đã tiến hành 2.325 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với 7.491 tổ chức, cá nhân; bao gồm 528 cuộc thanh tra, kiểm tra về đất đai, khoáng sản, 160 cuộc thanh tra kiểm tra về tài nguyên nước…, xử phạt vi phạm hành chính hơn 132 tỷ đồng, thu hồi 3.509 ha đất. Những sai phạm được phát hiện qua thanh tra, kiểm tra chủ yếu là thủ tục đấu giá đất, việc lập điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện chưa đúng quy định; không thực hiện nội dung đánh giá báo cáo tác động môi trường; thực hiện quản lý chất thải rắn không đúng quy định; không lắp thiết bị quan trắc tự động; khai thác khoáng sản không có giấy phép…. Đối với lĩnh vực đất đai, cả nước thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất với diện tích khoảng 27 nghìn ha để phục vụ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, giải quyết nhà ở cho người dân; khai thác đưa vào sử dụng hơn 10 nghìn ha chưa sử dụng; xử lý đưa vào sử dụng gần 78 nghìn ha đất của các dự án chậm triển khai. Nhiều địa phương cũng đang tích cực triển khai các mô hình tích tụ tập trung đất đai. . Bên cạnh đó, báo cáo cũng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong năm 2017 như: Kết quả việc giải quyết đất đai của các công ty nông, lâm nghiệp còn chậm so với yêu cầu đặt ra; việc thành lập tổ chức lưu vực sông, lập quy hoạch tài nguyên nước còn chậm; vẫn còn xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép ở một số nơi; tình hình ô nhiễm môi trường vẫn diễn biến phức tạp. Việc xây dựng các cơ sở dữ liệu của ngành còn chậm chưa đáp ứng được yêu cầu của Chính phủ điện tử; công tác phân tích dự báo về thiên tai, môi trường còn hạn chế. Ứng phó với biến đổi khí hậu đòi hỏi đầu tư rất lớn nhưng nguồn kinh phí còn hạn chế. Tài nguyên biển chưa được khai thác sử dụng hiệu quả và đóng góp tương xứng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ở một số địa phương, năng lực thực thi chính sách, pháp luật còn hạn chế… Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá, công tác quản lý TN&MT đã có những chuyển biến khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; thu từ đất đai tăng mạnh. Nếu như cả năm 2015 thu từ đất là 54,2 nghìn tỷ đồng; thì trong 11 tháng đầu năm 2017 đã đạt 92,1 nghìn tỷ đồng. Vấn đề lãng phí đất đai được giải quyết tốt. Cùng với đó, đã chủ động kiểm soát tốt, phòng ngừa không để phát sinh các sự cố, điểm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; đã giám sát, yêu cầu hoàn thiện các biện pháp bảo đảm môi trường trước khi đưa một số dự án lớn có nguy cơ gây ô nhiễm cao đi vào vận hành như Công ty Formosa Hà Tĩnh, Công ty Lee&Man Hậu Giang v.v. đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và có đóng quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội… Bên cạnh kết quả đã đạt được, Phó Thủ tướng cũng phân tích những mặt tồn tại, hạn chế cần tập trung khắc phục như: Công tác quản lý đất đai còn nhiều bất cập, là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khiếu nại, khiếu kiện phức tạp. Tình trạng khai thác khoáng sản, cát sỏi trái phép xảy ra ở một số nơi; tình hình ô nhiễm môi trường ở một số khu, cụm công nghiệp, ở đô thị và cả nông thôn có nơi còn rất nghiêm trọng; nguồn lực đầu tư cho xử lý ô nhiễm môi trường còn rất hạn hẹp… Ngoài ra, công tác ứng phó với biến đổi khí hậu đã được tập trung thực hiện, song việc lồng các chương trình, đề án ứng phó biến đổi khí hậu với các chương trình, đề án của các lĩnh vực khác còn thiếu hiệu quả; tình trạng cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước xảy ra ở nhiều nơi; tài nguyên biển chưa được khai thác sử dụng hiệu quả và đóng góp tương xứng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ở một số địa phương, năng lực thực thi chính sách, pháp luật còn hạn chế, buông lỏng quản lý để xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật, nhất là trong quản lý đất đai, khoáng sản, môi trường.../. Hồng Quyên |