【đội hình lille osc gặp marseille】Triển khai chiến dịch phòng chống bệnh tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết

作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 15:00:21 评论数:

trien khai chien dich phong chong benh tay chan mieng soi sot xuat huyet

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thị sát việc thực hành vệ sinh khử khuẩn tại Trường mầm non Hoàng Yến, quận Thủ Đức, TP.HCM.

Không ghi nhận bệnh xâm nhập vào Việt Nam

Chiến dịch này nhằm huy động các cấp chính quyền, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, từng gia đình và toàn xã hội chủ động tham gia và phối hợp chặt chẽ trong các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết, không để bùng phát dịch bệnh trong thời gian tới, góp phần nâng cao sức khỏe nhân dân. Đồng thời tạo phong trào sâu rộng đến cộng đồng, nhằm huy động sự tham gia của người dân trong công tác phòng, chống các dịch bệnh.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, trước bối cảnh tình hình dịch bệnh vẫn còn nhiều nguy cơ gia tăng tại nhiều nước trên thế giới, tại Việt Nam trong thời gian qua, ngành Y tế đã nỗ lực làm tốt công tác phát hiện ca bệnh, điều trị, quản lý, cách ly, vệ sinh phòng bệnh và tiêm chủng.

Hầu hết các bệnh dịch nguy hiểm, mới nổi đã được ngăn chặn, không ghi nhận các trường hợp bệnh xâm nhập vào Việt Nam như bệnh MERS-CoV, bệnh cúm A(H7N9). Các bệnh dịch lưu hành trong nước đã được khống chế và kiểm soát tốt, số mắc các bệnh truyền nhiễm có xu hướng giảm dần qua các năm.

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, trong năm 2018, số mắc bệnh tay chân miệng giảm 18,9%, sốt xuất huyết giảm 53,6% so với năm 2017 và giai đoạn 2013 - 2017, các bệnh truyền nhiễm khác như bệnh dại, sốt rét, bạch hầu, ho gà... cũng ghi nhận số mắc giảm và có tỷ lệ mắc thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, trong thời gian tới, tình hình dịch bệnh vẫn còn nhiều tiềm ẩn diễn biến phức tạp, ngoài nguy cơ bệnh mới nổi và nguy hiểm có khả năng xâm nhập vào nước ta thì các bệnh dịch lưu hành trong nước như tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết luôn tiềm ấn bùng phát cục bộ.

Đặc biệt, bắt đầu có sự gia tăng bệnh tay chân miệng và sởi tại một số địa bàn nơi có tập trung đồng dân cư, có sự giao lưu đi lại lớn, điều kiện sinh sống chật hẹp, chưa bảo đảm vệ sinh, ý thức người dân chưa cao ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai…

Ngoài ra, hoạt động phòng, chống dịch bệnh hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như: việc giảm sát, phát hiện, xử lý ổ dịch chưa triệt để; tỷ lệ tiêm chủng còn thấp; chưa quyết liệt trong các hoạt động dự phòng; kinh phí đầu tư cho phòng, chống dịch còn nhiều hạn chế…

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khuyến cáo, mỗi hộ gia đình cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh như: Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng/bọ gậy, vệ sinh dụng cụ chứa nước, lật úp các dụng cụ không chứa nước, thay nước bình hoa/bình bông…, tích cực phối họp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phỏng dịch.

Chủ động tiêm chủng, phòng bệnh

Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho hay, từ đầu năm đến nay, toàn thành phố có 21.322 ca mắc bệnh tay chân miệng, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, trong bốn tuần qua, số ca mắc bệnh lại tăng gấp 2 lần so với trước đó. Hiện đã có 24/24 quận, huyện xuất hiện ca bệnh.

Đối với dịch bệnh sởi, hiện nay toàn thành phố đã có 146 ca dương tính với bệnh này, trong đó số ca mắc bệnh sởi đã xuất hiện tại 22/24 quận, huyện. Hầu hết ca bệnh không có liên hệ dịch tễ với nhau và không ghi nhận ổ dịch tại cộng đồng, tuy nhiên gần đây đã phát hiện một số trường hợp lây nhiễm trong gia đình bệnh nhân.

Hiện tại TP.HCM đang triển khai kế hoạch tiêm bổ sung vắc xin sởi cho trẻ sinh năm 2016, 2017 để đạt tỉ lệ tiêm chủng theo quy mô xã phường. Đồng thời, cũng đang xây dựng kế hoạch tiêm chủng vắc xin sởi – rubella cho trẻ 3 – 5 tuổi theo chỉ đạo của Bộ Y tế.

Ngoài phát động chiến dịch phòng, chống bệnh, ngành Y tế khuyến cáo người dân cần chủ động đưa con em từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vắc xin phòng sởi.

Ngoài ra, khi trẻ có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi, hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện. Bệnh sởi rất dễ lây, không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi...

Ngay sau lễ phát động chiến dịch, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã trực tiếp thị sát việc thực hành vệ sinh khử khuẩn tại khu học tập, vui chơi của trẻ tại trường Mầm non Hoàng Yến (phường Linh Trung, quận Thủ Đức).

Cùng với đó, đoàn cũng đã tiến hành kiểm tra công tác tiêm vét vắc-xin phòng sởi cho trẻ tại Trạm Y tế phường Linh Trung; thăm, kiểm tra các hộ gia đình tại khu phố 2, phường Linh Trung về thực hành các biện pháp loại trừ lăng quăng (bọ gậy) phòng, chống bệnh sốt xuất huyết và kiểm tra các hoạt động phòng, chống bệnh tay chân miệng ở hộ gia đình có trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.

最近更新