【kết quả bóng đá ngoại hạng anh đêm】Rà soát, kiểm tra áp dụng mã số mặt hàng có chứa keo ong, dạng lỏng, dùng xịt trực tiếp vào miệng

时间:2025-01-10 10:45:39 来源:88Point
Dùng pháp luật để kiểm soát,àsoátkiểmtraápdụngmãsốmặthàngcóchứakeoongdạnglỏngdùngxịttrựctiếpvàomiệkết quả bóng đá ngoại hạng anh đêm dừng tạm nhập, tái xuất quặng monazite chưa thực sự cần thiết Mặt hàng dây sen và vòi xịt nước cầm tay phù hợp phân loại vào nhóm nào? Áp dụng quản lý rủi ro trong lựa chọn hồ sơ kê khai để kiểm tra tại trụ sở cơ quan Thuế

Trong quá trình rà soát hệ thống nghiệp vụ hải quan, Tổng cục Hải quan phát hiện trường hợp các mặt hàng có tên khai báo khác nhau “xịt keo ong”, “xịt họng keo ong” và “spray honey”, “spray ơropolis”... có loại khai báo thực phẩm chức năng hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe... được khai báo theo các mã số khác nhau (15.17, 21.06, 22.02, 22.08, 33.06,...), có mức thuế suất thuế NK ưu đãi chênh lệch.

xịt keo con ong
Ảnh minh họa

Để thống nhất về phân loại hàng hóa, Tổng cục Hải quan đề nghị các cục hải quan tỉnh, thành phố căn cứ quy định tại Thông tư 14/2015/TT-BTC hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng; kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa XNK và Thông tư 17/2021/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư 14/2015/TT-BTC; Thông tư 31/2022/TT-BTC ban hành Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam; tham khảo Chú giải chi tiết HS 2022 để triển khai thực hiện.

Theo đó, đối với các mặt hàng dạng lỏng, dùng để xịt vào miệng, có thành phần chứa chiết xuất keo ong thì được phân loại vào các nhóm 21.06, nhóm 22.02 hoặc nhóm 22.08 tùy thuộc vào các thành phần còn lại của mặt hàng có chứa nước, chiết xuất thực vật, đường, vitamin, cồn... hay không.

Cụ thể, trường hợp mặt hàng là sản phẩm chỉ chứa keo ong (bee propolis), glycerin, propylene glycol, không chứa nước, không chứa cồn, không chứa ga, dạng lỏng; đóng gói dạng xịt, dùng xịt trực tiếp vào miệng để hỗ trợ giảm các triệu chứng về đường hô hấp, tăng sức đề kháng thì phù hợp phân loại thuộc nhóm 21.06, mã số 2106.90.99.

Trường hợp mặt hàng là sản phẩm chứa nước, chiết xuất keo ong, tinh dầu bạc hà, đường khử, glycerin... không chứa cồn hoặc chứa cồn với hàm lượng cồn không quá 0.5% tính theo thể tích, không có ga, dạng xịt, dùng xịt vào miệng, hỗ trợ nâng cao sức đề kháng thì phù hợp với nội dung nhóm 22.02, chú giải chi tiết HS 2022 nhóm 22.02 và hướng dẫn tại công văn số 7183/TCHQ- TXNK nên thuộc nhóm 22.02, mã số 2202.99.50.

Trường hợp mặt hàng là sản phẩm chứa nước, cồn (hàm lượng cồn lớn hơn 0.5% tính theo thể tích), chiết xuất keo ong, chiết xuất thực vật, bạc hà, glycerol, đường khử... dạng xịt, dùng xịt trực tiếp vào miệng để hỗ trợ giảm các triệu chứng về đường hô hấp thì không phù hợp với nội dung nhóm 22.02, chú giải chi tiết HS 2022 nhóm 22.02 và hướng dẫn tại công văn số 7183/TCHQ- TXNK nên không thuộc nhóm 22.02, phù hợp thuộc nhóm 22.08, mã số 2208.90.99.

Liên quan đến việc phân loại mặt hàng này, Tổng cục Hải quan và Cục Kiểm định hải quan đã ban hành các Thông báo kết quả phân loại số 3509/TB- TCHQ ngày 30/5/2019, số 7377/TB-TCHQ ngày 19/11/2020, số 116/TB-KĐHQ ngày 23/8/2021, số 64/TB-KĐHQ ngày 20/4/2023, số 352/TB-KĐ3 ngày 27/6/2023 và số 560/TB-KD3 ngày 11/9/2023...

Đồng thời, để đảm bảo việc áp dụng mã số, thuế suất thống nhất đối với các hàng hóa NK, Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra, rà soát khai báo của DN đối với mặt hàng có tên “thực phẩm chức năng thực phẩm bảo vệ sức khỏe, dạng lỏng, có chứa keo ong, dùng xịt trực tiếp vào miệng”, “xịt keo ong”, “xịt họng keo ong” hoặc “spray honey”, “spray propolis”... đảm bảo đủ thông tin để phân loại, xác định mã số theo đúng quy định.

Tổng cục Hải quan nhấn mạnh, trường hợp không thể xác định được chính xác tên hàng, mã số hàng hóa thì lấy mẫu, thực hiện phân tích phân loại. Trường hợp phát hiện việc phân loại không phù hợp như hướng dẫn tại mục 1 nêu trên thì xác định lại mã số, ấn định thuế và xử lý vi phạm theo đúng quy định.

推荐内容