【ti so verona】Sự bất nhất giữa hai điều luật
BP - Bộ luật Lao động hiện hành đã được Quốc hội khóa XIII,ựbấtnhấtgiữahaiđiềuluậti so verona kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18-6-2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-5-2013. Mặc dù được áp dụng vào thực tiễn cuộc sống mới hơn 4 năm nhưng có nhiều quy định trong bộ luật này đã không còn phù hợp với thực tế của đất nước. Thậm chí, ngay sau khi bộ luật này có hiệu lực thì đã có những điều, khoản mâu thuẫn nhau, làm cho quy định của bộ luật vẫn đứng ngoài cuộc sống, trở thành vật cản trong quá trình phát triển xã hội và hội nhập của đất nước. Và bài viết này không ngoài mục đích góp ý kiến để mọi người cùng suy nghĩ, tìm ra điểm đồng thuận giúp cơ quan chức năng sớm có giải pháp khắc phục.
Cụ thể, những quy định tại Điều 158 và Điều 31 đang có sự mâu thuẫn, thậm chí là “vênh nhau” quá xa. Điều này dẫn đến việc mỗi đơn vị, công ty, doanh nghiệp áp dụng một cách khác nhau và cuối cùng chịu thiệt thòi vẫn là người lao động. Theo đó, về bảo đảm việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản, Điều 158 của Bộ luật Lao động có quy định như sau: Lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3, Điều 157 của bộ luật này; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản. Như vậy, theo quy định này thì lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian thai sản theo quy định pháp luật. Đồng thời, nếu trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho lao động nữ sau khi nghỉ thai sản trở lại làm việc và phải trả lương với mức không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản. Đây là quy định hoàn toàn phù hợp và mang đậm tính nhân văn.
Nhiều quy định trong Bộ luật Lao động hiện hành không còn phù hợp với thực tế đất nước. Trong ảnh, lao động nữ nghỉ thai sản chăm sóc trẻ em ở Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh - Ảnh: K.B
Thế nhưng quy định nêu trên lại không phù hợp với thực tế và mâu thuẫn với quy định ở Điều 31. Không phù hợp thực tế là ở chỗ hiện nay có rất nhiều lao động nữ làm công việc kế toán, thủ quỹ hoặc kiểm tra chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là khâu cần ít lao động và lao động phải có nghề. Nếu kế toán của công ty nghỉ thai sản và đơn vị chỉ có một người thì tất nhiên doanh nghiệp phải có người thay. Khi nhân viên kế toán cũ hết kỳ nghỉ thai sản và đi làm lại thì việc bố trí công việc cũ là điều khó thực hiện, vì vừa gây khó cho chủ doanh nghiệp vừa khó cho người đang trực tiếp làm kế toán. Chính vì vậy, rất nhiều lao động nữ làm kế toán, thủ quỹ, thủ kho..., sau khi hết thời gian nghỉ thai sản bị mất việc hoặc bị chuyển sang làm công việc khác không phù hợp chuyên môn của mình đã gắn bó nhiều năm.
Còn mâu thuẫn với Điều 31 ở chỗ, việc chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động được quy định tại điều này như sau: Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất - kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 3 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động. Người lao động làm công việc theo quy định tại Khoản 1, điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Theo quy định này, trong trường hợp công việc cũ không còn vì lý do gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, hay áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất - kinh doanh,... thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển, bố trí người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm. Và khi bố trí việc làm khác cho người lao động trong trường hợp trên, người sử dụng lao động phải trả mức lương không thấp hơn mức lương trước khi người lao động bị điều chuyển sang công việc khác.
Như vậy, theo quy định thì trường hợp lao động nữ làm công việc kế toán nói trên bị chuyển sang làm công việc khác là vì “do nhu cầu sản xuất - kinh doanh”... và sẽ được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Cũng theo quy định trong Điều 31 thì tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Như vậy, nội dung giữa hai điều luật trong cùng Bộ luật Lao động đang có sự vênh nhau. Hiện nay, dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi đang được lấy ý kiến đóng góp của các cấp, ngành ở Trung ương, địa phương và nhân dân trong cả nước. Bài viết này không ngoài mục đích góp thêm ý kiến để các cơ quan chức năng nghiên cứu và đưa ra những đề xuất phù hợp.
N.V
相关推荐
- Lũ ngập tận nóc nhà, cụ bà thoát chết nhờ chiếc đệm hơi
- U19 Indonesia bị loại, HLV Shin Tae Yong nói lời cay đắng
- Gìn giữ các yếu tố gốc trong trùng tu đàn Nam Giao
- Không đăng ký giao dịch, Điện cơ Thống Nhất bị phạt
- Khởi tố, bắt tạm giam cô đồng bổ cau “đúng nhận, sai cãi” ở Hải Dương
- Prime Minister to make official visit to US
- Đánh giá hoạt động kho ngoại quan
- Ronaldo sẵn sàng giảm lương để rời MU