Con số này tuy giảm 1.200 tỷ đồng so với tính toán theo mức giá than đưa ra ngày 24/12/2016,áđiệnvàáplựcđầutưsanfrecce hiroshima vs nhưng vẫn là gánh nặng không nhỏ cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về mặt tài chính, nhất là khi giá than là một thông số quan trọng trong xây dựng giá điện. Năm 2015, EVN đạt lợi nhuận 2.132 tỷ đồng và năm 2016, ước lãi 2.100 tỷ đồng. Thực tế này cho thấy, nếu EVN không đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường và có lãi ở mức chứng minh khả năng trả được nợ, thì sẽ khó có tổ chức tài chính nào cho EVN vay tiền đầu tưvào điện. Đầu năm nay, chính ông Đinh Quang Tri, Phó tổng giám đốc EVN cũng cho hay, để đảm bảo năng lực tài chính, EVN chỉ có thể trông chờ vào 2 nguồn là giá điện và thu xếp vốn.
Trông vào giá điện để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh diễn ra bình thường, còn thu xếp vốn nhằm đảm bảo tăng trưởng nguồn điện, đáp ứng nhu cầu về điện cho phát triển kinh tế. Hiện EVN cần 5 - 6 tỷ USD (hơn 100.000 tỷ đồng) vốn đầu tư mỗi năm, trong đó có nhiều dự ánnguồn và lưới điện quy mô vốn trên 10.000 tỷ đồng. Trên thực tế, gánh nặng cung cấp điện đang đè nặng lên vai EVN khi nhiều dự án điện bên ngoài bị chậm tiến độ. Đơn cử, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), đơn vị từng được trông đợi là nhà đầu tư lớn thứ hai về nguồn điện, nhưng rất nhiều dự án lớn của PVN như Nhiệt điện Long Phú I (1.200 MW), Nhiệt điện Sông Hậu 1 (1.200 MW), Nhiệt điện Thái Bình 2 (600 MW)... đã bị chậm tiến độ nhiều năm, gây căng thẳng trong cung cấp điện cho các tỉnh phía Nam. Đối với các dự án điện độc lập (IPP) hay dự án điện của nhà đầu tư nước ngoài theo hình thức xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT), thời gian hoàn tất đàm phán và tiến hành xây dựng nhà máy thường mất 7-8 năm, dù các bên tham gia rất muốn đẩy nhanh tiến độ. Câu chuyện Dự án Nhiệt điện Kiên Lương 1.200 MW được giao cho doanh nghiệptư nhân (Tập đoàn Tân Tạo) đã khởi động cách đây 10 năm, nhưng hiện vẫn là số 0 là một ví dụ. Trước thực tế này, ông Franz Genner, Trưởng nhóm chuyên gia Năng lượng của Ngân hàngThế giới (WB) tại Việt Nam từng nhận xét, mấu chốt ở đây là giá điện. Có cải thiện giá điện, EVN mới trở thành đơn vị vững về tài chính và thu hút được vốn đầu tư tư nhân. Thực trạng giá điện cũng được các chuyên gia nhìn nhận công bằng trong cuộc tọa đàm mới đây về tăng trưởng kinh tế do Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (Trường đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức. Các chuyên gia kinh tế, trong đó có ông Trương Đình Tuyển, Võ Trí Thành... đã thẳng thắn cho rằng, việc giá điện bất động từ 2 năm nay đang làm méo mó thị trường. Hơn thế, việc trì hoãn tăng giá điện không có tác dụng rõ rệt trong khuyến khích tiết kiệm điện, mà giá điện thấp còn gây trở ngại cho quá trình mời gọi nhà đầu tư phát triển nguồn, lưới điện, đặc biệt là điện từ nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Trên góc độ khác, có thể thấy, kinh tế Việt Nam đang tiêu tốn nhiều năng lượng, do đó phải tái cơ cấu, đổi mới công nghệ để giảm tiêu thụ điện. Minh chứng là hệ số năng lượng đàn hồi của Việt Nam hiện ở mức 1,93 (tức để GDP tăng trưởng 1 thì cần tới 1,93 điện). Đây là con số khá cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới, bởi ở các quốc gia phát triển, hệ số này chỉ xấp xỉ 1, thậm chí ở một số nước chỉ 0,5 - 0,8. Như vậy, hiệu quả sử dụng điện của Việt Nam còn thấp, chưa tạo ra được giá trị kinh tế cao từ mỗi kWh điện tiêu thụ. Sau lần điều chỉnh lần gần đây nhất (tháng 3/2015, với mức tăng 7,5% so với trước đó), đã 2 năm nay, giá điện đứng yên, trong khi các chi phí đầu vào như giá than, tỷ giá, thuế tài nguyên nước, môi trường... liên tục tăng. Tuy vậy, trong bối cảnh GDP trong quý I/2017 tăng thấp, lạm phát ở mức cao 4,96%, thì việc tìm sự đồng thuận để tăng giá điện là điều không dễ. Như vậy, nếu không có những chính sách đột phá, ngành điện vẫn luẩn quẩn trong mối tơ vò giá điện – vốn đầu tư - lợi ích nền kinh tế - sự chỉ trích của dư luận xã hội. |