【thứ hạng của giải vô địch quốc gia nữ úc】Về miền di sản Bù Đăng

时间:2025-01-13 06:22:45来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh

Một góc khu vực trung tâm huyện Bù Đăng ngày nay - Ảnh: Từ Huy

Bù Đăng đang giữ trong mình những viên ngọc quý của nền văn hóa đa bản sắc các dân tộc trên đất nước Việt Nam; góp phần quan trọng vào chặng đường 50 năm xây dựng và phát triển huyện.

Mỗi di sản là một câu chuyện thú vị

Huyện Bù Đăng hiện có 13 đội cồng chiêng với khoảng 70 nghệ nhân biết nghệ thuật trình diễn cồng chiêng. Nghệ thuật trình diễn cồng chiêng được người S’tiêng,ềmiềndisảnBugraveĐăthứ hạng của giải vô địch quốc gia nữ úc M’nông gọi là Goong Xơn Gănt. Nghệ thuật trình diễn cồng và chiêng khác nhau. Mỗi bài có tiết tấu không giống nhau, nên các thành viên trong đội phải am hiểu để phối hợp nhịp nhàng, ăn ý. PGS. TS, giảng viên cao cấp Buôn Krông Tuyết Nhung, Trường đại học Tây Nguyên cho biết: Cồng chiêng không chỉ có ý nghĩa về âm nhạc mà còn được coi là “hồn thiêng của dân tộc”, là “bản sắc”, “cội nguồn” cần trân trọng, gìn giữ và phát huy. Song song với sự nỗ lực của chính quyền địa phương, chủ thể văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã và đang tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc này.

Trình diễn cồng, chiêng là loại hình nghệ thuật không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào S'tiêng ở Bù Đăng - Ảnh: Từ Huy

Ngày 4-8-2022, nghề dệt thổ cẩm của người M’nông ở Bình Phước được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Người M’nông ở các xã Đắk Nhau, Đồng Nai, Thọ Sơn, Phú Sơn, huyện Bù Đăng rất tự hào khi nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc mình được vinh danh. Hơn 15 năm hướng dẫn, truyền dạy nghề dệt thổ cẩm cho phụ nữ địa phương, nghệ nhân An Đê ở thôn Sơn Hòa, xã Thọ Sơn chia sẻ: “Muốn theo nghề phải kiên trì và đam mê. Nhiều học trò của mình nay có người theo chồng đi xứ khác, có người đi làm ăn xa…, chỉ còn số ít ở lại thôn vẫn duy trì nghề dệt”. Bà An Đê mong muốn truyền dạy nghề dệt cho nhiều phụ nữ để gìn giữ, phát huy nét đẹp văn hóa dân tộc.

Phụ nữ M'nông giữ gìn nghề dệt thổ cẩm của dân tộc mình - Ảnh: Từ Huy

Hiện toàn huyện Bù Đăng có hơn 100 hộ đồng bào M’nông có phụ nữ biết dệt thổ cẩm và đang duy trì nghề. Với họ, dệt thổ cẩm không chỉ tạo ra sản phẩm mà còn để được ngồi lại với nhau, chuyện trò, chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống, gắn kết tình làng nghĩa xóm, cộng đồng bên khung dệt đầy sắc màu. Đây cũng là việc làm thiết thực bảo tồn nghề truyền thống dân tộc.

Đối với người S’tiêng, nghề đan gùi và dệt thổ cẩm được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có ý nghĩa quan trọng, tôn vinh nghề truyền thống và các chủ thể di sản văn hóa. Qua đó, nâng cao nhận thức người dân, trách nhiệm của các cấp, ngành, khuyến khích tổ chức, cá nhân chung tay bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại địa phương.

Những hình ảnh về sự tiếp nối và phát triển của nghề đan gùi và dệt thổ cẩm của người S'tiêng trên đất Bù Đăng - Ảnh: Từ Huy

Bù Đăng hiện có một số tổ hợp tác đan gùi, tổ dệt thổ cẩm. Sản phẩm từ những tổ hợp tác, làng nghề này vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng hằng ngày của bà con trong vùng vừa thúc đẩy phát triển du lịch. Ông Điểu Lon, Tổ trưởng Tổ làng nghề, Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo cho hay: Những người lớn tuổi trong thôn, sóc hầu như ai cũng biết nghề. Người biết nhiều, làm giỏi chỉ dạy cho người biết ít hoặc chưa biết. Cứ vậy tạo ra sản phẩm, lưu giữ được nghề truyền thống cho thế hệ con cháu.

Ngoài những di sản về dân ca, dân nhạc, nghề thủ công truyền thống, Bù Đăng còn chứa đựng di sản về tri thức dân gian. Theo lời các già làng kể lại, ngày xưa, thần Lé Lôn đã dạy cho người S’tiêng biết lên rừng tìm lá để ủ men, biết ủ rượu trong ché cho chín. Thời đó, người dân chưa biết uống rượu cần như bây giờ mà chỉ biết ăn rượu. Sau đó, thần Úy Uông - vị thần sấm sét đã mách cho con người cách vót cần, đổ nước vào ché để uống. Với người S’tiêng, rượu cần không chỉ là thức uống đơn thuần mà còn gắn với những truyền thuyết, điều thiêng liêng. Rượu cần luôn hiện diện trong sinh hoạt văn hóa đời thường cũng như trong các lễ hội, sự kiện của gia đình, cộng đồng. Vì thế, nhiều người cho rằng uống rượu cần S’tiêng là uống cả một nét văn hóa lâu đời.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản

Năm 2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận “Tri thức dân gian, kỹ thuật chế biến rượu cần của người S’tiêng” là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Địa phương đã đẩy mạnh truyền thông và quảng bá sản phẩm không chỉ trong tỉnh mà còn mở rộng ra cả nước. Đặc biệt năm 2022, Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo đã có dịp quảng bá thương hiệu rượu cần tới bạn bè Campuchia và Hàn Quốc tại chương trình giao lưu văn hóa với các nước.

Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng - Ảnh: Từ Huy

UBND huyện Bù Đăng đã ban hành kế hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2020-2025, trong đó có hình thành tuyến du lịch 2 ngày, 1 đêm, kết nối các điểm du lịch trong huyện. Và rượu cần của người S’tiêng là sản phẩm trong chuỗi hoạt động du lịch đó.

Bộ cồng chiêng được trưng bày tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo - Ảnh: Từ Huy

Không như các loại hình nghệ thuật khác, trình diễn cồng chiêng mang ý nghĩa nghi lễ và tâm linh. Những năm gần đây, huyện Bù Đăng đã khảo sát, củng cố các đội cồng chiêng, xây dựng thành sản phẩm du lịch đặc trưng của huyện và trình diễn tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo.Từ năm 2018 đến nay, huyện đã tổ chức hơn 150 chương trình trình diễn cồng chiêng tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo và ở các huyện, thị, thành phố trong, ngoài tỉnh. Đặc biệt, huyện đã đưa đội trình diễn cồng chiêng của sóc Bom Bo tham gia chương trình giao lưu văn hóa dân tộc với văn hóa Hàn Quốc và lưu diễn tại Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam (Hà Nội). Bên cạnh đó, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện đã tổ chức liên hoan văn hóa các dân tộc thiểu số, phục dựng lễ hội truyền thống…

Ông Vũ Văn Mười, Chủ tịch UBND huyện Bù Đăng cho biết: Thời gian qua, Bù Đăng luôn ưu tiên, dành nhiều nguồn lực đầu tư cho công tác bảo tồn văn hóa các dân tộc, nhất là đồng bào S’tiêng; đầu tư xây dựng các làng nghề dệt thổ cẩm, chế biến rượu cần, đan gùi, đồng thời mở các lớp tập huấn cho thành viên làng nghề… Đặc biệt, năm nay tổ chức lễ hội “Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo”, với nhiều chương trình đặc sắc, diễn ra trong 3 ngày từ 8 đến 10-11.

Với những nỗ lực của các cấp, ngành thời gian qua, đồng bào nơi đây đã được xây nền ý thức vững chắc trong giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc mình; đưa Bù Đăng trở thành một “bảo tàng di sản” đặc sắc, là điểm dừng chân lý tưởng của du khách trong và ngoài nước.

相关内容
推荐内容