ĐB đã lường đến khả năng thất thoát nguồn thu từ trước Về việc lùi thời gian thu cấp quyền khai thác khoáng sản và tài nguyên nước,ôngtăngđộtngộtgiánướcđểtránhảnhhưởngtớingườidâti so truc ĐB Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) cho biết, cách đây hơn một năm (tháng 5/2018) ĐB đã gửi Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chất vấn về vấn đề này. ĐB Hoàng Quang Hàm cũng nhắc lại chuyện cách đây một năm rưỡi, ĐB đã có đánh giá về khả năng thất thoát nguồn thu và ĐB hỏi bộ trưởng ai phải chịu trách nhiệm về khoản thất thoát ngân sách này; trách nhiệm trong việc thất thoát này sẽ được xử lý như thế nào? Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có công văn trả lời chất vấn, trong đó thông tin về những khó khăn khi xây dựng nghị định và cho rằng quá trình triển khai thực hiện nghị định, các bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp kiến nghị không thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản trong thời gian từ khi luật có hiệu lực đến khi nghị định có hiệu lực. Vì vậy Thủ tướng Chính phủ có văn bản (cách đây hơn 5 năm) đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì dự thảo báo cáo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét hồi tố thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, trong thời gian Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa cho ý kiến, đồng ý chưa thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản trong thời gian từ khi luật có hiệu lực đến khi nghị định có hiệu lực. Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Chính phủ vẫn đang chủ trương tạm thời chưa thu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian chờ Quốc hội xem xét nên “không phải là khoản thất thu” như câu hỏi chất vấn. Trường hợp Quốc hội không chấp nhận miễn thu thì khoản thu này sẽ được tiếp tục thu theo quy định của Luật Khoáng sản. Tờ trình của Chính phủ trình QH lần này nêu rõ: nếu thu các khoản thu này là hồi tố, khó khả thi và có 2 khó khăn vướng mắc: Thứ nhất, tại các hội nghị triển khai các nghị định, nhiều doanh nghiệp và chuyên gia cho rằng đây là việc ban hành chính sách mới, thu thêm một khoản thu sẽ không phù hợp với các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO vì ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư đã được thực hiện trước đó. Bên cạnh đó giai đoạn này nhiều doanh nghiệp khoáng sản bị thua lỗ, dừng hoạt động, thậm chí phá sản vì vậy nếu thu sẽ gặp rất nhiều khó khăn; Thứ hai, khoản thu 5.000 tỷ đồng là dự tính, khi chưa thu thì nằm trong các sắc thuế, các khoản phí đã nộp ngân sách, ở các quỹ đã phân phối và 80-90% là ở các tập đoàn lớn của nhà nước, đã quyết toán chi phí, nộp ngân sách, trích quỹ nếu thu thì phải khấu trừ thuế đã nộp, đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó, Chính phủ đề nghị cho lùi thời gian thi hành luật đối với khoản thu này cho khớp với thời gian các nghị định có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, ĐB đề nghị cần rà soát, tính toán đủ các khoản phải nộp ngân sách, xác định các khoản không thể thu được, nguyên nhân, số còn lại phải thu đủ vào ngân sách. Vì đây là khoản thu ngân sách theo luật định; thời gian từ khi luật có hiệu lực đến khi nghị định có hiệu lực việc khai thác khoáng sản, tài nguyên nước vẫn diễn ra mang lại nguồn thu thật, tiền thật cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khai thác nên việc phải nộp ngân sách là bình thường. Trên cơ sở rà soát số phải thu, số không thu được, nguyên nhân không thu được, đôn đốc số thu được vào ngân sách đồng thời xác định hệ quả xấu gây ra đối với sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế khi thu các khoản cấp quyền này, ĐB Hoàng Quang Hàm đề nghị Chính phủ cần xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân liên quan, báo cáo kết quả xử lý cho QH. Phải thực hiện có lộ trình Có ĐB cho rằng, nguyên tắc bất di bất dịch là nghị định không thể cao hơn luật. Báo cáo của Chính phủ đã khá rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan và hướng xử lý. Theo ĐB, dù nguyên nhân nào thì phải khẳng định không thu được. Phát biểu cuối phiên thảo luận, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, trong thảo luận tại tổ của QH, đã có 47 ý kiến đóng góp, một số ý kiến đề nghị làm rõ nguyên nhân, lý do và trách nhiệm của Bộ. “Không phải Chính phủ không tập trung mà chúng tôi rất tập trung. Luật liên quan đến vấn đề người dân cho rằng thuế chồng thuế, luật điều chỉnh đối tượng là các nhà máy thủy điện, nhà máy nước công nghiệp và dịch vụ. Trong bối cảnh thời điểm đó, CPI tăng cao, mục tiêu của Chính phủ là giảm chi phí cho người dân, đặc biệt là các sản phẩm thiết yếu, trong đó có mặt hàng nước. Do đó, Chính phủ đã 3 lần xem xét chính sách về thời điểm nào ban hành nghị định. Nếu lùi, miễn, đây là thuế gián thu, doanh nghiệp chỉ thu hộ Nhà nước và người dân được hưởng”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói. Theo Bộ trưởng, Bộ phải thực hiện có lộ trình để không tăng đột ngột giá nước, tránh ảnh hưởng tới người dân. Theo Tờ trình của Chính phủ, Luật Khoáng sản có hiệu lực từ 1/7/2011 và Luật Tài nguyên nước có hiệu lực từ 1/1/2013 đều quy định về thu tiền cấp quyền khai thác đối với các loại khoáng sản và tài nguyên nước, nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong bảo vệ, khai thác, sử dụng hiệu quả các loại khoáng sản và tài nguyên nước phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân, bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, xã hội và tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, đến 28/11/2013, Chính phủ mới ban hành Nghị định 203/2013/NĐ-CP về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản có hiệu lực thi hành từ 20/1/2014, chậm hơn 2 năm 6 tháng. Đến 17/7/2017, Chính phủ mới ban hành Nghị định số 82/2017/NĐ-CP về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước có hiệu lực thi hành từ 1/9/2017, chậm 4 năm 8 tháng. Việc chậm ban hành các nghị định hướng dẫn nêu trên đã làm cho các tổ chức, cá nhân phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và khai thác tài nguyên nước không có cơ sở thực hiện nghĩa vụ nộp tiền; các cơ quan quản lý nhà nước cũng không thu số tiền phải nộp (số tiền dự tính khoảng gần 5.000 tỷ đồng). Theo nhận định của Chính phủ, đến nay, việc triển khai thu đối với số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và tài nguyên nước nêu trên là không khả thi, có nhiều khó khăn, vướng mắc. Do đó, Chính phủ kiến nghị QH cho phép lùi thời gian thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước từ thời điểm luật có hiệu lực đến thời điểm nghị định có hiệu lực. Trong báo cáo thẩm tra, Ủy ban Kinh tế của QH đã đề nghị Chính phủ bổ sung nội dung đánh giá việc lùi thời gian thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và khai thác tài nguyên nước ảnh hưởng như thế nào đến việc thu ngân sách nhà nước./. Minh Anh |