Thời gian qua,ảiphápquảnlýthuếđốivớihoạtđộngthươngmạiđiệntửkết quả kèo nhà cái hôm nay thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể bởi những lợi ích to lớn mà hoạt động này mang lại. Ước tính tỉ lệ người dùng internet tham gia mua sắm trực tuyến ở Việt Nam chiếm trên 90%, trong khi tốc độ tăng trưởng của TMĐT những năm gần đây luôn ở mức cao, trên 20%/năm. Để quản lý hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Cơ quan thuế các cấp đã sớm chủ động vào cuộc, phối hợp các ngành liên quan chống thất thu thuế hoạt động kinh doanh này. Tuy nhiên, so với thu nhập và doanh thu khủng, số thuế nộp ngân sách nhà nước từ lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử chưa tương xứng với tiềm năng phát triển, gây thất thu ngân sách nhà nước. Hơn thế nữa, điều này đang gây mất bình đẳng giữa những người kinh doanh. Vì vậy, làm thế nào để có thể thích ứng, bắt kịp và hoàn thiện chính sách thuế phù hợp với tình hình thị trường TMĐT tại Việt Nam đang là bài toán nan giải với cơ quan thuế nói riêng và các ngành, các cấp nói chung. Chia sẻ về vấn đề này, GS. TS. Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính-Ngân sách Quốc hội, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, việc phát triển của TMĐT ở Việt Nam rất nhanh. Điều này đòi hỏi có sự quản lý nói chung và quản lý thu thuế nói riêng. Đây là thách thức rất lớn đối với cơ quan chức năng. Tuy nhiên, đó không phải thách thức với riêng Việt Nam mà với cả các nước phát triển. Các quốc gia khác cũng thấy rằng việc quản lý thu thuế với hệ thống TMĐT hiện đang rất lúng túng, đặc biệt là vấn đề kinh doanh xuyên biên giới. Tuy vậy, chúng ta cần nhìn nhận rằng, việc quản lý thuế trên TMĐT của Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Ảnh minh hoạ |